4 lý do tại sao nhân viên tài năng trong công ty bạn không phát huy hết khả năng

Xem thêm: Làm thế nào để nhà quản lý xây dựng đội nhóm, phòng ban hiệu quả?

Không có gì có thể đảm bảo rằng tài năng của một người sẽ được phát huy tối đa trong công việc của họ. Ngành khoa học về tiềm năng con người đã chỉ ra rằng dù bạn có thông minh, kinh nghiệm, hiểu biết đến đâu, nhìn chung vẫn có sự khác biệt giữa những gì bạn có thể làm và những gì bạn thường làm

Đây là một trong những lý do khiến các nỗ lực nhận biết tài năng gặp thất bại. Khi các nhà tuyển dụng tập trung quá nhiều vào tiềm năng của ứng viên – điều tốt nhất ứng viên có thể làm – họ lại không xem xét điều ứng viên thực sự có thể làm khi bắt tay vào việc, đặc biệt là hiệu suất cá nhân. Giống như bạn không nên cho rằng những gì bạn nhìn thấy ở một người nào đó khi bạn gặp vào buổi hẹn hò đầu tiên là những gì bạn sẽ tiếp tục thấy năm năm sau khi kết hôn với họ

Sự thật là hầu hết nhân viên thậm chí không bận tâm đến việc cố gắng hết sức khi đã làm việc được hơn sáu tháng. Dù có nhiều lý do cho việc này, nhưng đây là 4 nguyên nhân phổ biến và cách giải quyết chúng.

1. Nơi làm không hợp

Tài năng chỉ được phát huy ở đúng chỗ. Điều này giải thích hầu hết mọi người sẽ làm tốt hơn trong một số công việc, văn hóa và bối cảnh so với những người khác. Các nhà tâm lý học tổ chức gọi đây là người phù hợp với công việc, và điều này đo bằng cách định lượng mức độ liên kết giữa thái độ, giá trị, khả năng và cách xử lý của một người, với đặc điểm của công việc, vai trò và tổ chức.

Vấn đề là ngay khi các công ty đánh giá ứng viên chính xác, họ lại không giỏi trong việc đánh giá vai trò, đặc biệt là văn hóa trong chính công ty. Điều này tác động đến nhận thức của ứng viên, nơi họ có thể mất một thời gian để thực sự trải nghiệm và hiểu vị trí này đòi hỏi những gì ở họ.

Với người xin việc, cần tìm hiểu cẩn thận về công ty sắp vào làm, đảm bảo hiểu rõ công việc để tránh bất ngờ. Hãy hỏi chi tiết với người phỏng vấn bạn, trò chuyện với nhân viên và tìm hiểu xem liệu bạn có nhiều điểm chung với những nhân viên đang có năng suất cao ở cùng vị trí hay tương tự không.

2. Buông lỏng quản lý

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc buông lỏng là khả năng lãnh đạo kém. Sự rối loạn trong việc quản lý, không chỉ giải thích lý do rất nhiều người làm việc kém hiệu quả, mà còn khiến các nhân viên tài năng và nổi trội nghỉ việc.

Giải pháp cho việc này không đơn giản. Bạn không thể đột ngột thay đổi sếp của mình bằng một người sếp tốt hơn. Nhưng cũng có vài cách để tác động nhằm cải thiện sự tích cực và xoay chiều hiệu suất của bạn.

Ví dụ, dành thời gian nghiên cứu và học hỏi sẽ khiến công việc trở nên ý nghĩa hơn. Giao tiếp với đồng nghiệp và duy trì các mối quan hệ trong công việc cũng tạo nên động lực. Cuối cùng trò chuyện với sếp về việc mất động lực. Có thể họ không biết và sẵn lòng giúp bạn, đặc biệt nếu họ coi trọng tài năng của bạn.

Xem ngay: Giải pháp truyền lực, truyền lửa, phát huy tối đa năng lực nhân viên

3. Nội bộ doanh nghiệp bất cập

Dù văn phòng hiện đại thường công bằng và minh bạch hơn trước rất nhiều thì đây đó vẫn còn vấn đề cần cải thiện. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể phấn khởi với ý nghĩ công ty họ là thỏi nam châm thu hút nhân tài. Nhưng thực tế, ngay cả khi họ có thể lôi kéo được người giỏi về thì những nhân viên đó sẽ phải học cách thích nghi với môi trường có khi rất phức tạp trong công ty đó.

Văn hóa của một tổ chức càng bị "ô nhiễm và ăn mòn" thì các cá thể ký sinh sẽ càng tăng, giống như vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ô nhiễm. Bạn sẽ nhận thấy điều này trong bất kỳ tổ chức nào, khi có khoảng cách giữa thành công trong sự nghiệp của các cá nhân so với năng lực thực tế của họ.

Bạn có thể đối phó bằng cách có nhận thức về môi trường làm việc và thích ứng, nhưng không "đánh mất linh hồn". Trong mọi trường hợp, thật ngây thơ khi cho rằng tài năng sẽ tự chứng minh tất cả. Trên thực tế thì càng tài năng, bạn sẽ càng có nhiều người đố kỵ, nhất là trong các tổ chức có nội bộ thiếu lành mạnh.

Và nếu khó thay đổi mọi thứ thì cách tốt nhất là thay đổi công việc, hay ít nhất là thay đổi phòng ban. Hãy lưu ý rằng, dù trong mọi công ty đều có một nền "chính trị nội bộ" riêng nhưng vài công ty sẽ bất cập hơn công ty khác.

4. Hoàn cảnh cá nhân

Trong thời đại công việc mà mọi người dường như đều bận rộn 24/7 như hiện nay, rất dễ quên mất mọi người còn có cuộc sống riêng ngoài công việc. Và cho dù họ có gắn bó và tài năng đến đâu thì những hạn chế và khó khăn cá nhân thường sẽ là điều cản trở thành công trong sự nghiệp của bạn.

Đây cũng là lý do có nhiều cuộc tranh luận về việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Những người sếp tốt và những ông chủ tốt sẽ muốn tìm hiểu hoàn cảnh của bạn. Họ sẽ quan tâm và hỗ trợ bạn để có thể phát huy tài năng, cảm thấy biết ơn và gắn bó với họ lâu dài.

Tóm lại, bạn cần tối ưu hóa công việc để phù hợp với sở thích, niềm tin và các hoạt động trong toàn bộ cuộc sống. Đồng thời, cảnh giác với những yếu tố có thể chi phối động lực phát triển của tổ chức, giúp bạn thể hiện tốt nhất khả năng của mình.

Nguồn: Harvard Business Review

Chuyển ngữ và biên soạn bởi Học viện quản trị HRD Academy 

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang Giám đốc Nhân sự? Bạn người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũBộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu Giảng viên quản trị công tyBộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082