4 BÍ QUYẾT TRỞ THÀNH TỔ CHỨC HỌC TẬP CỦA TOYOTA
Trong số các doanh nghiệp điển hình trong thế giới VUCA, Toyota được xem là một trong những ví dụ thành công nhất trong việc xây dựng tổ chức học tập. Thoát thai từ sự đổi mới, xuất phát từ một công ty chế tạo máy dệt, Toyota chuyển sang chế tạo và sản xuất ô tô trước những xu thế phát triển của xã hội. Kể từ đó, giới lãnh đạo công ty luôn nỗ lực duy trì văn hóa và tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng. Tổ chức này xem sự tiêu chuẩn hóa và cải tiến là hai thành tố không thể tách rời trong sự phát triển của tổ chức. Để biến việc học tập từ cá nhân chuyển thành văn hóa của cả tổ chức, Toyota đề cao phương pháp học tập với nền tảng: sự tiêu chuẩn hóa được xen kẽ bởi sự đổi mới, sự đổi mới này sau này sẽ được chuyển thành một tiêu chuẩn mới, vòng tròn cải tiến này sẽ được áp dụng một cách liên tục và triệt để trong toàn bộ quy trình của công ty. Khác với các công ty khác, Toyota không đầu tư nguồn lực vào các chương trình chỉ đem lại các kết quả tài chính trước mắt. Tổ chức này luôn hướng đến tầm nhìn dài hạn cũng như có các chiến lược chủ đích trong việc đầu tư dài hạn vào con người, vào công nghệ và vào những quy trình có khả năng phối hợp với nhau tạo ra giá trị kinh doanh cao. Toyota đã mất gần trọn một thế kỷ để trở thành một tổ chức học tập như ngày nay. Tuy nhiên, họ không hề có một “Golden System” cụ thể nào, mà đó là kết quả của sự kết hợp khéo léo của một tổ hợp các giải pháp:
#1: Giải quyết triệt để vấn đề bằng cách xác định nguyên nhân gốc.
#2: Hansei (Phản tỉnh)- Tinh thần trách nhiệm, Tự phê bình & Học tập liên tục trong tổ chức.
#3: Quy trình song song với định hướng kết quả.
#4: Hoshin Kanri-Định hướng & Khuyến khích sự học hỏi trong tổ chức
Cùng HRD Academy tìm hiểu 4 Bí quyết giúp Toyota trở thành một tổ chức học tập liên tục nhé.