NHÀ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Với thị trường việc làm đang thay đổi một cách chóng mặt, thách thức mọi cá nhân phải bước ra khỏi vùng an toàn của họ và học cách vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chúng ta có thể đã nghe về hai hiện tượng "Burnout""Quiet Quitting". Chúng đều là những vấn đề vô cùng nhức nhối không chỉ ở các quốc gia khác mà hiện tại cũng dần ảnh hưởng và trở thành mối lo ngại tại Việt Nam. Vì vậy, để đương đầu với những khó khăn này chúng ta nên đi tìm một con đường lãnh đạo mà ở đó tập trung vào yếu tố con người nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, sự kiên nhẫn và thành công dành cho nhân viên và tổ chức của mình.

Nhà lãnh đạo phát triển con người là thành quả của mỗi cá nhân

Nhà lãnh đạo phát triển con người chính là thành quả của mỗi cá nhân, không chỉ riêng vị trí lãnh đạo. Không ai có thể đơn độc hoàn thành xuất sắc mọi công việc. Ngay cả khi một người đóng góp dưới vai trò cá nhân vẫn cần sự hợp tác từ đội nhóm/phòng ban khác nhau để đạt được mục tiêu chung. Do đó, mỗi người nên suy nghĩ kỹ về khái niệm "lãnh đạo bản thân".

Vẻ đẹp của cuộc sống là khi chúng ta đều là những cá thể độc nhất và được trao cho những điểm mạnh nổi bật riêng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những nhược điểm. Phát triển ý thức về bản thân, trí tuệ cảm xúc và khả năng điều chỉnh cảm xúc của chúng ta có thể giúp đánh giá điểm nổi trội cùng hạn chế của chính mình và những người xung quanh. Ý thức về bản thân là việc tự thấu hiểu bên trong để nắm rõ nhận thức của chúng ta về các khía cạnh khác nhau - có thể là cảm xúc, tính cách hoặc hành vi. Trí tuệ cảm xúc liên quan đến khả năng của con người nhằm hiểu, sử dụng và điều chỉnh hoặc xử lý cảm xúc một cách tích cực. Sau đó chúng ta có thể lắng nghe một cách chủ động và phản ứng lại một cách tỉnh táo đối với người khác.

Khi chúng ta đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nhân viên, phải tập trung vào yếu tố "lãnh đạo người khác". Điều quan trọng đối với mỗi lãnh đạo là đảm bảo xây dựng một mối quan hệ bền vững với các thành viên trong nhóm và hiểu được mong muốn, điểm mạnh, quan điểm, cùng hoài bão phát triển và thách thức của mỗi người. Điều này sẽ giúp các nhà lãnh đạo trở nên đồng cảm và từ đó huấn luyện các thành viên hiệu quả hơn về con đường phát triển cá nhân và sự nghiệp. Sự gắn kết kết hợp với động lực sẽ khích lệ nhóm làm việc với năng suất cao hơn.

Chúng ta nên hướng tới con đường trở thành một nhà lãnh đạo phát triển con người

Khi đã cân bằng được giữa việc lãnh đạo bản thân và lãnh đạo người khác, tổ chức của bạn sẽ sớm trở nên thành công, trong đó những người lãnh đạo phát triển con người có khả năng hiểu rõ tầm nhìn của tổ chức và biết chấp nhận, thích nghi với những thay đổi nếu cần thiết. Khi ở trong giai đoạn này, mỗi người có thể cùng nhau bổ trợ sức mạnh để đạt được thành tích tốt nhất.

Ba câu hỏi mà chúng ta có thể suy ngẫm để từng bước trở thành nhà lãnh đạo phát triển con người là:

1. Chúng ta có thể kết nối mục đích và kết quả ý nghĩa mà chúng ta muốn đạt được không?
2. Chúng ta có thể coi trọng thành quả độc nhất của mỗi người mà chúng ta hợp tác cùng không?
3. Chúng ta có sẵn sàng học hỏi, bỏ đi và tiếp thu lại để có thể khai thác tiềm năng vô hạn cùng kiến thức của tập thể hay không?

Để có thể vững tâm phát triển trong thế giới đầy biến động này, quan trọng là phải biết tận dụng thời cơ và bước ra khỏi vùng an toàn, tăng cường sự nhạy bén, cải thiện sự đổi mới và hướng tới giá trị lâu dài. Tất cả những điều này chỉ có thể xảy ra nếu những nhà lãnh đạo hiện nay hiểu rõ người mà họ làm việc cùng, đồng thời đánh giá và tận dụng sự đa dạng, phong phú trong một đội nhóm.

Lãnh đạo dựa trên sự đồng cảm sẽ giúp các tổ chức tạo ra một môi trường hợp tác, gắn kết mạnh mẽ, cùng sự tử tế và lòng trắc ẩn đối với những người mà chúng ta làm việc cùng. Thị trường việc làm hợp tác dựa trên nền tảng của sự tin tưởng việc tạo ra thành quả với năng suất cao. Nó cũng giúp chúng ta đánh giá và công nhận sự đóng góp từ các nhân viên, từ đó tăng chỉ số hạnh phúc (và do đó tăng doanh thu) cho tổ chức.

Nguồn: Training Industry

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082