3 văn hóa không thể bỏ qua để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả

Hầu hết các nhà lãnh đạo hiện nay đều có chung một câu hỏi: Làm sao để nâng cao hiệu quả làm việc?

Đây là bài toán khó đối với doanh nghiệp, mà việc giải quyết đòi hỏi chiến lược dài hạn, thay đổi từng ngày. Bài viết này cung cấp 3 văn hóa cần xây dựng trong công ty để nâng cao hiệu quả làm việc.

1. Xây dựng văn hóa học tập trong công ty

Văn hóa học tập được xây dựng bao gồm 3 thành tố chính:

  • - Cơ hội học hỏi: nhân viên được cung cấp các cơ hội học hỏi vừa đủ và thích hợp với nhu cầu của tổ chức và cá nhân. Các doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên mục tiêu và chiến lược kinh doanh của công ty, việc này sẽ giúp cho kế hoạch đào tạo đi đúng định hướng và nhu cầu của công ty, phòng ban và cá nhân.
  • - Khả năng học hỏi: nhân viên biết cách học; công ty trang bị cho họ kiến thức, kỹ năng và các phương tiện học hỏi. Một nghịch lý mà các nhà quản trị nhân sự hiện nay gặp phải đó là chú trọng quá nhiều vào xây dựng các chương trình đào tạo mà bỏ quên mất người học, trong khi người học mới chính là trọng tâm của việc đào tạo. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc xây dựng các hành vi học hỏi hiệu quả của nhân viên thay vì chỉ khuyến khích họ đi học.
  • - Môi trường học hỏi: nhân viên không chỉ tự có trách nhiệm về việc học của cá nhân mà họ còn chia sẻ trách nhiệm xây dựng môi trường học hỏi tại công ty. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo thành công và tính bền vững của việc xây dựng một nền văn hóa học hỏi hiệu quả.

Xây dựng văn hóa học hỏi hiệu quả là một trong những cách tốt nhất để đào tạo và phát triển tiềm năng của nhân viên trong doanh nghiệp, giúp tăng cao năng suất làm việc của nhân viên, giảm thời gian dành cho việc đào tạo.

Xem thêm: Muốn giết chết năng lực làm việc của nhân viên, cứ như sư tử trong câu chuyện sau đây!

2. Tạo ra môi trường cởi mở, chia sẻ thông tin

Hãy để tất cả nhân viên của bạn biết rằng công ty đang hướng về đâu; kế hoạch đạt được điều đó như thế nào, công việc của họ đóng vai trò thế nào trong kế hoạch tổng thể; và tại sao họ lại quan trọng đối với sự thành công của bạn. Sự đóng góp của họ cũng quan trọng như của CEO, và họ cần biết điều đó. Hãy cho họ biết rằng bạn cũng biết điều đó. Sự lan tỏa thông tin tự do trong công ty sẽ mang lại cho nhân viên cảm giác rằng họ là một phần trong đó – và họ sẽ khó mà từ bỏ công ty khi họ cảm thấy mình là một mảnh ghép quan trọng trong thành công của công ty. Bên cạnh đó, nhận thấy được vai trò của mình, họ sẽ làm việc trách nhiệm và chủ động hơn để đem lại giá trị cho tổ chức.

3. Khuyến khích văn hóa làm việc nhóm

Hầu hết các dự án bạn hoàn thành sẽ yêu cầu đầu vào từ một số nhân viên trong tổ chức của bạn. Khuyến khích các nhân viên làm việc như một nhóm chứ không phải là một nhóm các cá nhân để hoàn thành dự án.

Khi ứng dụng kỹ năng làm việc nhóm vào công việc, nó không chỉ giúp tăng năng suất và còn giúp các cá nhân hoàn thiện mình tốt hơn. Tất nhiên khi làm việc nhóm sẽ không tránh khỏi xung đột, nhưng trong nguyên lý của triết học, thì chính sự mâu thuẫn mới là nguồn gốc để tạo ra sự phát triển. Vì vậy, nếu tổ chức không có mâu thuẫn, đôi khi người lãnh đạo sẽ là người chủ động tạo ra mâu thuẫn, kích thích sự phát triển của tổ chức.

Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng đội nhóm để tối ưu hiệu quả quản trị

Tham khảo ngay Bộ chương trình chuẩn phát triển Năng lực đội ngũ

Tham khảo khóa đào tạo “Hệ thống BSC - KPIs: Từ chiến lược đến quản trị hiệu quả công việc"

Nguồn: Internet

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082