4 tình huống mấu chốt buộc phải đầu tư vào đào tạo

Đào tạo có thể là một công cụ đắc lực khi chứng minh được cốt lõi của vấn đề là những kĩ năng chưa được hoàn thiện hoặc có lỗ hổng trong kiến thức kinh doanh của nhân viên. Với những trường hợp đó, một chương trình đào tạo được thiết kế riêng cùng nội dung liên quan đi đôi với những bài tập thực hành và cuối cùng là đánh giá năng lực tiếp thu luôn là sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà lãnh đạo. Nhưng trong một số trường hợp cần tới công tác đào tạo, khi sự thiếu hụt về kỹ năng không phải là cốt lõi của vấn đề mà nó có thể đến từ những yếu tố sau:

#1 Hệ thống ra quyết định thiếu hiệu quả và thất bại trong việc phân chia các nhóm nào hoặc lãnh đạo nào có thể đưa ra quyết định cuối cùng trong vấn đề.

#2 Quyền hạn tập trung nhiều ở những người đứng đầu doanh nghiệp.

#3 Nhân viên không được kỳ vọng là có thể đưa ra quyết định cuối cùng trong công việc.

#4 Thông tin không được đưa nhanh chóng tới cho những cá nhân phải đưa ra quyết định.

Với những vấn đề mang tính chất hệ thống như trên, khó có khả năng là một chương trình đào tạo có thể mang lại một kết quả lâu dài và hiệu quả.

Trên thực tế, tiếp nhận là kết quả của quá trình suy nghĩ chứ không phải là quá trình đào tạo và nó xảy ra nhờ sự tự phản ánh của bản thân và áp dụng. Nhưng nếu môi trường làm việc không hỗ trợ những áp dụng mới đó, một nhân viên được đào tạo bài bản cũng không thể tạo ra sự khác biệt. Vì thế, dưới đây sẽ là những điều kiện cần để đảm bảo những giải pháp đào tạo có thể mang tới tác dụng:

1. Những hệ thống nội bộ trong doanh nghiệp cần phải hỗ trợ những hành vi được xây dựng sau quá trình đào tạo.

Trong doanh nghiệp, các cá nhân luôn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như: sự rõ ràng trong việc lãnh đạo thiết lập, trao đổi và bám theo những ưu tiên trong công việc, những thứ mà văn hóa doanh nghiệp coi trọng, cách đánh giá và khen thưởng nhân viên và sự phân cấp quyền hạn trong doanh nghiệp. Đó chính là những yếu tố hình thành nên hành vi của nhân viên. Những rào cản trong việc cải thiện hành vi đó có thể tới từ các vấn đề cơ bản như: mọi quyết định mang tính chiến lược đơn giản phải thông qua nhiều đơn vị khác nhau, sự truy cập tới những thông tin cơ bản bị giới hạn trong phạm vi những lãnh đạo cấp cao hay văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi nhân viên phải ‘xin phép’ khi làm mọi công việc lớn nhỏ. Đào tạo sẽ là vô ích nếu như những vấn đề trên không được nhìn nhận.

2. Doanh nghiệp nên cam kết trong việc thay đổi.

Tất cả những nhiệm vụ đánh giá năng lực không chỉ làm rõ những kĩ năng mà nhân viên cần phát triển, nó đồng thời phải đi kèm với những điều kiện để duy trì và củng cố những kĩ năng đó khi giải pháp đào tạo được tiến hành. Một doanh nghiệp nhận ra được thiếu sót trong việc đào tạo hành vi của nhân viên không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó sẵn sàng thay đổi. Và nếu như doanh nghiệp hay tổ chức không sẵn lòng thừa nhận nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, công tác đào tạo có thể không mang lại kết quả như mong muốn.

3. Giải pháp đào tạo nên phục vụ những mục đích và ưu tiên cụ thể trong doanh nghiệp.

Khi một tổ chức hình thành một chiến lược mới - có thể là một chiến dịch marketing hoặc là ra mắt sản phẩm mới - việc đào tạo có thể đóng vai trò tối quan trọng trong việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự thành công của chiến lược. Nhưng nếu chương trình đào tạo không có một mục đích cuối cùng cụ thể và rõ ràng, khả năng thất bại sẽ tăng lên đáng kể. Ví dụ, một chương trình đào tạo giúp cho những nhân viên kiểm soát và giảm được stress trong môi trường doanh nghiệp nên đem lại những mục tiêu cụ thể, căn nguyên của vấn đề và cuối cùng là hướng tới mục đích ‘giảm stress trong công việc’.

Tóm lại, nếu tổ chức của bạn sẵn sàng đầu tư vào công tác đào tạo, hãy chắc chắn về nhu cầu về mặt chiến lược mà công tác đào tạo mang lại. Hơn nữa, hãy đảm bảo rằng tổ chức có thể và sẽ duy trì được kết quả của việc đào tạo đó bằng cách hiểu rõ những yếu tố có thể gây tổn hại tới sự thành công của tổ chức, và nếu những điều kiện đó được đảm bảo, công tác đào tạo nên được đầu tư.

(Trích Harvard Business Review)

Chuyển ngữ và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082