6 cách cải thiện những chương trình đào tạo phát triển nhân lực

Lựa chọn vào việc đầu tư cho những chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là ưu tiên và cũng là một thử thách cho các lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay. Để hiểu rõ hơn về những thách thức này, những nghiên cứu về các chương trình đào tạo & phát triển của 16 tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau (với giá trị từ 1-55 tỉ USD doanh thu thường niên) và khảo sát từ những chuyên gia đào tạo của các tập đoàn này đã được tập hợp lại và sau đây là 6 yếu tố mà doanh nghiệp nên có nếu muốn có một chương trình đào tạo có hiệu quả.

1. Khơi dậy cảm hứng đào tạo nhân viên cho các quản lý cấp cao hơn:

Trong quá khứ, những nhà lãnh đạo thường đào tạo những kiến thức kỹ năng thông qua quá trình huấn luyện và cố vấn. Nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa phức tạp và cạnh tranh hơn, vai trò đó đó đã phai mờ rõ rệt. Các quản lý hiện tại luôn phải đương đầu với khối lượng công việc khổng lồ và mang nhiều trách nhiệm hơn, cũng dễ hiểu khi họ không có đủ điều kiện để đào tạo nhân viên thông qua những cách huấn luyện và cố vấn thông thường. Vì vậy các doanh nghiệp nên có phương pháp hỗ trợ và thúc đẩy để quản lý có thể tham gia vào công tác đào tạo.

2. Đối phó với sự thay đổi của nhu cầu trong việc phát triển và đào tạo:

Việc các kĩ năng và kiến thức trong một thế giới đang phát triển như hiên tại có thể trở nên lỗi thời trong một khoảng thời gian ngắn khiến nhu cầu cho việc đào tạo một cách nhanh chóng và thường xuyên càng trở nên quan trọng. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về phương pháp đào tạo - chuyển dần sang hướng liên tục và luôn cập nhật với xu thế phát triển của các doanh nghiệp trên thế giới.

3. Nhân viên nên nhận thức được định hướng phát triển riêng:

Những chương trình đào tạo kiểu mô hình phát triển chung cho nhân viên (one-size-fits-all) đang trở nên thiếu hiệu quả. Các cá nhân phải tự định hướng và kiểm soát được miêu tiêu đào tạo trong tương lai bởi sự phát triển của các cá nhân trong một doanh nghiệp chính là nhân tố quan trọng trong việc phát triển ổn định, lâu dài và hiệu quả trong năng suất.

4. Linh hoạt trong cách chọn lựa phương thức đào tạo:

Sẽ là thiếu hợp lý nếu như bắt buộc nhân viên phải tham gia vào những hoạt động đào tạo và phát triển khi đồng thời phải có trách nhiệm hoàn thành tốt khối lượng nhiều công việc được giao. Doanh nghiệp nên phản ứng bằng cách hiểu và cung cấp các giải pháp phù hợp để cơ hội được đào tạo trở nên dễ dàng hơn với nhân viên.

5. Xây dựng lòng tin ở cấp lãnh đạo doanh nghiệp:

Theo một khảo sát thực hiện bởi Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), có 25% nhân viên không có sự tin tưởng vào cấp trên và chỉ có một nửa cho rằng có sự cởi mở và thành thật giữa lãnh đạo và nhân viên. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng một phương pháp điển hình là các quản lý cấp trên, thông qua việc chia sẻ quá trình đào tạo của chính mình hoặc đồng thời tham gia vào chương trình đào tạo để phát triển chính bản thân mình gián tiếp thúc đẩy nhân viên trong quá trình của họ.

6. Ghép nối các phương thức và các phong cách đào tạo khác nhau:

Đối với lực lượng lao động như hiện nay với nhiều nhân công thuộc các thế hệ khác nhau (X, Y, Z,...), doanh nghiệp nên cải tổ lại phương thức tiếp nhận đào tạo cũng như các công cụ và hoạt động đào tạo để có thể trở nên phù hợp với phong cách và mong muốn, kỳ vọng của các đối tượng khác nhau trong doanh nghiệp.

(Trích Harvard Business Review)

Chuyển ngữ và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082