Mọi công ty đều muốn giữ chân những nhân viên tài năng ở lại càng lâu càng tốt, nhưng điều trớ trêu là chính những nhân viên này lại thường là những người rời khỏi công ty đầu tiên. Mất đi những nhân viên trụ cột khiến công ty, phòng ban bị đảo lộn, điều này gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của tổ chức. Vậy điều gì khiến họ đưa ra quyết định rời đi như vậy? Dưới đây là 6 yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quyết định nghỉ việc của những nhân viên tài năng này
1. Họ bị quá tải:
Làm việc quá sức là một trong những lý do hàng đầu khiến cho những nhân viên nghỉ việc, đặc biệt là những người có năng lực tốt. Điều này dễ hiểu khi những nhà quản lý thường có xu hướng giao nhiều việc hơn cho những nhân viên có năng lực. Tuy nhiên các nhà quản lý cần phải phân biệt rõ, việc giao thêm cho họ một vài việc vì họ là người giỏi nhất trong lĩnh vực và liên tục giao thêm việc một cách vô tội vạ là hoàn toàn khác nhau. Không có gì khó chịu hơn đối với những nhân việc giỏi là việc phải đi làm những công việc mà đồng nghiệp khác không hoàn thành.
Nếu bạn thực sự muốn nhân viên của mình làm nhiều hơn và chịu nhiều trọng trách hơn thì hãy có những chính sách khuyến khích họ. Lý tưởng nhất sẽ là tăng lương, nhưng nếu không được, một chức danh mới làm nổi bật trách nhiệm của họ cũng như cơ hội thăng tiến trong tương lai cũng sẽ là động lực lớn cho họ. Còn nếu bạn cứ tiếp tục giao cho họ thêm việc mà chẳng thay đổi điều gì, họ sẽ đi tìm một ông chủ khác đối đãi với họ tốt hơn.
2. Công việc không đủ thách thức:
Những nhân viên giỏi sẽ không có động lực làm việc nếu công việc không có sự thách thức đối với họ. Những nhân viên này sẽ phát triển mạnh mẽ khi theo đuổi những mục tiêu khó khăn và bị đẩy ra khỏi vùng an toàn của mình. Vì vậy, hãy đặt cho họ những mục tiêu dài hạn và họ sẽ làm việc chăm chỉ để đạt được chúng.
Tuy nhiên, nếu cứ “bơm” thêm việc cho họ thôi thì không phải là một thách thức mà sẽ khiến họ khó chịu. Thách thức thực sự là những công việc đòi hỏi nhiều chất xám và sự sáng tạo. Hãy để họ tham gia vào những dự án khó và để họ tìm cách khắc phục, tạo ra những cơ hội để họ có thể phát huy hết trí tuệ và kỹ năng của mình
3. Họ cảm thấy bị kìm hãm:
Những nhân viên giỏi thường rất tâm huyết với những công việc họ làm. Họ sẽ xung phong dẫn dắt dự án hoặc đưa ra những sáng kiến mới mẻ. Họ muốn theo đuổi các cơ hội và tìm ra những ý tưởng mới trong công việc. Tuy nhiên, sự tâm huyết này thường bị kìm hãm vì họ không được theo đuổi sáng kiến đó mà bị bắt làm đúng những công việc được giao.
Vì vậy, đừng bắt những nhân viên này phải làm việc theo một cách cố định trừ khi công việc thực sự yêu cầu một quy trình đặc biệt. Điều này sẽ làm họ thất vọng vì họ biết họ có thể vừa hoàn thành công việc cũng như tập trung vào ý tưởng của họ mà không làm giảm sút hiệu quả công việc. Hãy để họ tự khám phá những cách tiếp cận khác nhau để làm việc và tập luyện khả năng sáng tạo. tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
4.Họ không thấy cơ hội phát triển và thăng tiến
Đối với những nhân viên giỏi, việc phát triển không chỉ là về việc học các kỹ năng mới, đó còn là cơ hội phát triển khung năng lực và chuyên những năng lực này thành những cơ hội mới. Phát triển kỹ năng có thể bị bỏ qua cho những nhân viên giỏi vì họ đã tài năng rồi. Họ có thể hoàn thành tốt công việc không có nghĩa là họ không tìm kiếm cơ hội để học hỏi và phát triển nữa.
Hãy tạo cho họ những cơ hội phát triển phong phú như học hỏi ai đó trong vai trò cao cấp, tham gia các khóa học để học thêm những kỹ năng mới hoặc ghép họ với một người cố vấn. Những cơ hội phát triển này cho họ thấy bạn đang đầu tư vào tương lai của họ. Việc này cũng giúp họ xây dựng các kỹ năng có thể thăng tiến trong công việc.
5. Họ cảm thấy không được công nhận:
Không có gì có thể khiến nhân viên muốn nghỉ việc nhiều hơn cảm giác công việc của họ không được công nhận. Đối với những nhân viên giỏi, việc này còn quan trọng hơn vì họ thường đảm nhận nhiều công việc khó khăn và thách thức hơn. Nếu họ liên tục thể hiện tốt trong công việc nhưng không nhận lại được sự công nhận, hai điều sẽ xảy ra. Một, họ sẽ ngừng nỗ lực vào công việc của mình và hai, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm một công việc khác.
Việc công nhận nhân viên có thể đơn giản như nói với một nhân viên rằng họ đã hoàn thành tốt công việc.Đối với một số người, họ mong muốn sự công nhận của cả tập thể, đối với những người khác họ mong muốn sự công nhận cá nhân từ người quản lý. Điều chỉnh cách bạn thể hiện sự đánh giá, để họ cảm nhận được sự chân thành và được đánh giá cao.
6. Họ cảm thấy bị đối xử bất công:
Những nhân viên giỏi của bạn là những cá nhân tài năng, có định hướng và có động lực cao, và họ biết điều đó. Nếu họ không được trả công một cách công bằng, họ sẽ tìm kiếm một công việc mới trước khi bạn có cơ hội hỏi tại sao. Những nhân viên này biết giá trị của họ và sử dụng điều đó cho lợi thế của họ khi tìm kiếm việc làm. Điều này giúp họ tìm kiếm công việc mới nhanh hơn các nhân viên khác, vì họ cảm thấy tự tin hơn về khả năng có được một công việc khác.
Việc trả công không chỉ là về tiền. Nhiều lúc ngân sách của công ty thực sự không đủ khả năng để có thể tăng lương, vì vậy, bạn cần cân nhắc thêm về các yếu tố khác để làm tăng giá trị cho nhân viên.
Điều thực sự xuất hiện là bạn có thể nhận được tài năng hàng đầu của mình, hoặc bất kỳ nhân viên nào. Nếu bạn muốn họ ở lại công ty của bạn, bạn cần chắc chắn rằng bạn đã đáp ứng đúng nhu cầu của họ và cho họ một lý do để không rời đi.
Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY