7 công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất không thể bỏ qua

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước Nhật phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, hiệp hội các nhà khoa học và kỹ sư Nhật Bản đã quyết định chọn và ứng dụng các công cụ thống kê trong phương pháp quản lý chất lượng cho mọi tầng lớp cán bộ Nhật. Từ đó việc áp dụng chúng ngày càng rộng rãi và phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu và được gọi tắt là Seven Tools (7 công cụ quản lý chất lượng).

1. Phiếu kiểm soát (Checksheets)

Là bảng tính hoặc biểu mẫu để thu thập dữ liệu và phân tích chúng.

Mục đích: Phiếu kiểm soát thường được sử dụng để:

- Kiểm tra sự phân bố số liệu của một chỉ tiêu của quá trình sản xuất

- Kiểm tra các dạng khuyết tật

- Kiểm tra vị trí các khuyết tật

- Kiểm tra các nguồn gốc gây ra khuyết tật của sản phẩm

- Kiểm tra xác nhận công việc

Thường thì, phiếu kiểm tra sẽ theo dõi sự kiện theo thời gian nhưng cũng có thể dùng để theo dõi số lượng sự kiện theo vị trí. Sau đó, dữ liệu này có thể được sử dụng làm đầu vào của Biểu đồ tập trung, Biểu đồ Pareto,… Ví dụ về các vấn đề cần theo dõi có thể là: số lần tràn đổ/tháng, cuộc gọi bảo dưỡng sửa chữa/tuần, rác thải nguy hại thu được/giờ làm việc, v.v…

2. Biểu đồ (Charts)

Biểu đồ là hình vẽ thể hiện mối tương quan giữa các số liệu hoặc các đại lượng. Biểu đồ dùng để trực quan hóa dữ liệu để có thể dễ dàng nắm bắt vấn đề bằng mắt thường.

Có rất nhiều dạng biểu đồ: Biểu đồ đường, biểu đồ cột và đường, biểu đồ hình bánh, biểu đồ dạng thanh, biểu đồ Gantt chart, biểu đồ mạng nhện.

Mục đích: Biểu đồ kiểm soát cũng giúp dự đoán kết quả của quy trình, biết được các mô hình sản xuất khác nhau và nghiên cứu nên thay đổi quy trình ra sao trong một khoảng thời gian nhất định.

3. Biểu đồ nhân quả, còn gọi là biểu đồ Ishikawa hay biểu đồ xương cá (Cause & Effect Diagram)

Được Kaoru Ishikawa giới thiệu nhằm xác định những nguyên nhân gây lỗi hoặc khó khăn cũng như giúp nhận diện mối quan hệ giữa chúng

Sau đó, tiếp tục tìm các yếu tố gây lỗi nhỏ hơn cho đến khi xác định được nguyên nhân gốc rễ. Từ đó vẽ nên biểu đồ xương cá với các nhánh lớn – nhỏ tùy theo các yếu tố gây lỗi tìm được.

Mục đích: Công cụ này dùng để nghiên cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây nên việc hoạt động kém chất lượng có liên quan tới một hiện tượng nào đó, như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời giúp ta nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống.

Đặc trưng của biểu đồ này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không cho ta phương pháp loại trừ nó.

4. Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis)

Được đặt theo tên Vilfredo Pareto. Biểu đồ này giải quyết vấn đề dựa theo nguyên tắc 80 – 20, có nghĩa là 80% kết quả/sai phạm đến từ 20% là các nguyên nhân lớn thì được gọi là Vital Few, còn nếu 20% vấn đề/sai phạm đến từ 80% các yếu tố nhỏ thì được gọi là Trvial many

Mục đích: Bóc tách những nguyên nhân quan trọng nhất ra khỏi những nguyên nhân vụn vặt của một vấn đề. Đồng thời, nhận biết và xác định ưu tiên cho các vấn đề quan trọng nhất. Ngoài ra biểu đồ Pareto còn dùng để đánh giá hiệu quả cải tiến.

5. Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)

Được Karl Pearson giới thiệu, là dạng biểu đồ cột cho thấy tần số xuất hiện của từng yếu tố.

Mục đích: Sử dụng để theo dõi sự phân bố của các thông số của sản phẩm/quá trình. Từ đó đánh giá được năng lực của quá trình đó (Quá trình có đáp ứng được yêu cầu sản xuất sản phẩm hay không?).

6. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)

Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) đó là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị quan sát được của một biến được vẽ thành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm đó lại với nhau bằng đường nối. Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố.

Mục đích: Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này.

Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.

7. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)

Là một biểu đồ với các đường giới hạn đã được tính toán bằng phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mục đích theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản phẩm, theo dõi những thay đổi của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy ra khi có dấu hiệu đi lên hoặc đi xuống của biểu đồ.

Mục đích: Phát hiện tình huống bất thường xảy ra trong quá trình sản xuất.

Nguồn: Internet

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082