Đã đến lúc các nhà quản lý cần quan tâm đến sức khoẻ tinh thần trong doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp, hiệu suất làm việc không chỉ phụ thuộc vào năng lực người lao động mà còn cần tính đến yếu tố tinh thần người lao động. Sức khỏe tinh thần chính là một trong các yếu tố mà các nhà quản lý cần lưu ý trong quá trình quản trị nhân sự.

Nhân lực là nòng cốt của một công ty. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tất yếu cần phải quan tâm đến người lao động, phải luôn có được những chính sách nhân sự hấp dẫn để thu hút nhân tài.

Sau đây sẽ nêu lên 6 nhóm hành  các nhà quản lý nên làm để đối mặt với thực trạng này.

1. Thiết lập văn hoá làm việc tích cực

Nhiều tổ chức đã chứng kiến sự gia tăng tình trạng kiệt sức của nhân viên, dẫn đến năng suất thấp hơn và giảm sự hài lòng chung với công việc. Vì vậy, các nhà lãnh đạo cần giảm trừ tình trạng kiệt sức và giữ cho tinh thần của nhân viên luôn ở mức cao.

  • Thực hành chăm sóc bản thân: Khuyến khích nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, thiền hoặc theo đuổi các hoạt động khác mà họ yêu thích.
  • Chú ý Ngôn từ: Ngôn từ & cách giao tiếp trong email hoặc tin nhắn có thể giúp nhân viên có thể cảm thấy thoải mái liên hệ khi cần giúp đỡ.
  • Giao tiếp thường xuyên: Chỉ cần hỏi nhân viên xem “Họ cần bất cứ điều gì để hoàn thành tốt công việc?” có tác động rất lớn đến sự quan tâm & gắn kết giữa nhân viên & quản lý. 
  • Linh hoạt trong công việc: Nhân viên cũng phải đối phó với nhiều yếu tố gây căng thẳng bên ngoài giới hạn công việc. Linh hoạt thời hạn hoàn thành (Deadline) ở một số công việc có thể giúp nhân viên cảm thấy thoải mái & dễ chịu hơn.

2. Nâng cao hiểu biết về các vấn đề bệnh lý tinh thần

Nếu nhận thấy một số dấu hiệu cảnh báo sau đây ở nhân viên hoặc đồng nghiệp, hãy bắt đầu trò chuyện về sức khỏe tinh thần của họ.

  • Thói quen làm việc thay đổi đột ngột: Năng suất kém, ít động lực và khó tập trung.
  • Thái độ lạ: Cáu kỉnh, căng thẳng, bồn chồn hoặc hành vi bất thường khác.
  • Thường xuyên nghỉ việc: Thường xuyên bỏ lỡ các cuộc họp, ốm đau… Mệt mỏi, đau nhức cơ thể và thờ ơ có thể liên quan đến trầm cảm và lo lắng.
  • Không thể kiểm soát cảm xúc: Dường như không thể kiểm soát cảm xúc, dẫn đến tâm trạng thất thường, bộc phát và có hành vi gây rối.
  • Tự cách ly bản thân: Có vẻ không muốn giao tiếp với người khác và cố tình tự cô lập.

3. Xoá bỏ tâm lý kì thị trong tổ chức

Xoá bỏ tâm lý kì thị trong tổ chức là một trong những cách thức hiệu quả chống lại vấn đề sức khỏe tinh thần, nâng cao trải nghiệm nhân viên hạnh phúc, từ đó kiến tạo môi trường làm việc tích cực. 

Đào tạo giúp nhân viên nâng cao nhận thức về các hành động cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, và chú ý đến những người xung quanh. Doanh nghiệp có thể hướng dẫn cho nhân viên từ các thông tin chung về sức khoẻ tâm lý, tính cấp thiết của việc chú ý đến tinh thần, đảm bảo cân bằng giữa công việc và đời sống nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo & quản lý chủ chốt cũng cần có những buổi đào tạo riêng để nâng cao trách nhiệm kiến tạo hạnh phúc, đảm bảo kiểm soát những thay đổi trong tổ chức, tránh tạo thêm áp lực cho nhân viên. Ví dụ như cách để quản lý nhân viên hiệu quả, thúc đẩy tinh thần làm việc, khuyến khích nhân sự, giúp nhân viên cảm thấy thoải mái khi giao tiếp hoặc khi cần nhờ giúp đỡ. 

4. Xây dựng các chính sách & Chương trình hỗ trợ nhân viên

Xây dựng một chính sách cho vấn đề sức khỏe tinh thần là chính sách để hỗ trợ nhân viên trong việc điều trị sức khỏe tinh thần  hoặc  tạo điều kiện để làm việc trong-sau quá trình điều trị.  

Ví dụ, những nhân viên đang trải qua khoảng thời gian khó khăn, có dấu hiệu sức khoẻ tâm lí cần được giới thiệu đến các trung tâm dịch vụ sức khoẻ uy tín. Ngoài ra, họ sẽ được nghỉ phép trong một khoảng thời gian nhất định mà vẫn được trả lương, hoặc tạm thời chuyển đổi công việc.

Điều quan trọng là các nhà quản lý cần có các chính sách và thủ tục về cách phản ứng với các vấn đề về hành vi, với các biện pháp cụ thể tương ứng với mức độ nghiêm trọng của một vấn đề và ảnh hưởng của nó đối với nhân viên và hiệu suất chung của nơi làm việc.

5. Truyền thông minh bạch

Một kế hoạch truyền thông minh bạch không chỉ cung cấp những thông tin rõ ràng về sức khỏe tinh thần mà còn cả những hoạt động chính sách trong nội bộ tổ chức. Khi nắm được những thông tin rõ ràng về công ty, đội ngũ nhân sự sẽ cảm thấy yên tâm hơn và tin tưởng lãnh đạo hơn. 

Truyền thông ở đây còn được hiểu đơn giản là việc những Người quản lý phải duy trì giao tiếp với cấp dưới. Báo cáo của FlexJobs cho thấy chỉ 21% người có thể trò chuyện cởi mở với bộ phận nhân sự, cấp trên về các giải pháp cho tình trạng kiệt sức của họ. Hơn một nửa nói rằng các nhà lãnh đạo không khuyến khích các cuộc trò chuyện về vấn đề này.

Thực tế, việc hỏi thăm và lắng nghe những chia sẻ của nhân viên về những khó khăn trong công việc và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần cho nhân viên đáng kể.

6. Đầu tư các chương trình đào tạo & phát triển

Những người mắc bệnh tâm lý hoặc gặp khó khăn về sức khỏe tinh thần thường phải đối mặt với những kỳ thị đáng kể từ người khác. Các tổ chức có thể giải quyết vấn đề này bằng các biện pháp cụ thể như nâng cao sự hiểu biết về sức khỏe tinh thần, các vấn đề thể chất trong nội bộ công ty.

Một cách khác để làm điều đó là đào tạo nhân viên tận tâm để hỗ trợ đồng nghiệp khi họ có nhu cầu giúp đỡ. Vì một số nhân viên có thể cảm thấy thoải mái hơn khi liên hệ với đồng nghiệp, những đồng nghiệp này có thể trở thành cầu nối giữa nhân viên và quá trình chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Các công ty cũng có thể xây dựng các chương trình nội bộ trong đó người lao động có thể nghe những người mắc bệnh tâm lý mô tả những vấn đề của chính họ và cách họ đã vượt qua chúng. Nghiên cứu cho thấy việc tạo ra những tương tác & mối quan hệ nội bộ này có thể giảm sự kỳ thị; ít nhất là trong một khoảng thời gian ngắn.

Hiểu được mong muốn của các tổ chức, muốn nơi làm việc trở thành một nơi an toàn, lành mạnh cho tất cả nhân viên, HRD Academy xin tặng các anh chị bộ tài liệu về “Quản trị sức khoẻ tinh thần”.

Tải ngay Ebook “QUẢN TRỊ SỨC KHOẺ TINH THẦN TRONG DOANH NGHIỆP” 

...........

Tham gia Group Chia sẻ tài liệu đào tạo trong nhà máy:: https://zalo.me/g/shmqus203
Tham gia Group chia sẻ Tài liệu Đào tạo & Phát triển tổ chức:  https://zalo.me/g/txliim502
Tham gia cộng đồng 3000 Giám đốc Nhân sự-Đào tạo: https://bit.ly/3h2ZCQf

HRD Academy - Đơn vị số 1 đào tạo năng lực làm việc hiệu quả trong Doanh nghiệp.

👉Liên hệ ngay với Học viện Quản trị HRD Academy để nhận được các tư vấn các chương trình đào tạo phù hợp với đặc thù kinh doanh:

👉Offline: https://daotaoinhouse.hrd.com.vn/

👉LiveLearning: https://livelearning.hrd.com.vn/

👉Các lớp học triển khai thường xuyên tại doanh nghiệp: https://hrd.com.vn/video-hinh-anh

HRD ACADEMY - TỐI ƯU NĂNG LỰC TỔ CHỨC

📞Hotline: 097 345 2082 (VP Hà Nội) /036 423 6082 (VP TP HCM)

📩Email: hrdacademy@hrd.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/hrd.com.vn/📩📩📩

Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082