Ngày 29/9, Học viện Nhân sự và Quản trị HRD Academy đã tổ chức thành công Elite HR Coffee “Xây dựng thương hiệu tuyển dụng”. Ông Trần Xuân Hải – Nguyên Trưởng phòng Dự án, Chính sách và Phát triển tài năng tập đoàn FPT đã có những chia sẻ sâu rộng và hữu ích về chủ đề này, trong đó nổi bật và để lại ấn tượng nhiều nhất cho những người tham dự là phần chia sẻ về Định vị Giá trị nhân viên - Employee Value Proposition (EVP).
Theo Minchington – Nhà hoạch định Chiến lược Thương hiệu Tuyển dụng và Cố vấn cấp cao tại nhiều Tập đoàn lớn trên Thế giới như Google, Mercedes-Benz, Coca-Cola, McDonald,…, EVP là “Tổng các giá trị một tổ chức trao cho nhân viên của mình vì những kỹ năng, kinh nghiệm và công sức họ đóng góp cho Công ty.” EVP làm tăng lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp trong việc thu hút và giữ chân ứng viên, giúp ứng viên trả lời được câu hỏi “Tại sao tôi nên làm việc ở công ty này thay vì công ty khác? Công ty có thể mang lại cho tôi những gì?”. Đặc biệt, trong thời đại Công nghệ 4.0, nơi mọi thứ đều đang thay đổi nhanh chóng, Định vị Giá trị nhân viên là một xu hướng và hướng đi hiệu quả giúp các Doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề tuyển dụng của mình.
Trong bài chia sẻ, ông Hải đã giúp người tham dự làm rõ 5 cấu phần tạo nên EVP của Doanh nghiệp Thu nhập, Phúc lợi, Nghề nghiệp, Môi trường làm việc và Văn hóa.
Cấu phần đầu tiên – Thu nhập - chắc chắn là một trong những yếu tố ứng viên quan tâm nhất khi ứng tuyển. Thu nhập bao gồm: Tiền lương, Chế độ bồi thường, Chính sách tăng lương và thăng tiến, Sự công bằng và Hệ thống đánh giá.
Cấu phần thứ hai – Phúc lợi là một yếu tố hữu hình quan trọng không kém. Phúc lợi không chỉ bao gồm số ngày nghỉ lễ, chế độ bảo hiểm mà còn liên quan tới những đãi ngộ đối với gia đình của nhân viên, những chính sách đối với nhân viên khi họ nghỉ hưu,…
Nếu lấy tháp Maslow làm thước đo tiêu chuẩn, hai cấu phần kể trên đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nhất. Tuy nhiên, để một ứng viên gắn bó lâu dài với tổ chức thì yếu tố tinh thần, những giá trị vô hình mà doanh nghiệp mang lại cũng đóng một vai trò không thể bỏ qua. Để giúp Nhà tuyển dụng đáp ứng được những nhu cầu cao hơn của nhân viên, ông Hải nhấn mạnh vào cấu phần tiếp theo trong EVP là Nghề nghiệp. Trong Nghề nghiệp, mỗi Doanh nghiệp cần mang đến cho nhân viên của mình sự ổn định, cung cấp cho nhân viên cơ hội được tham gia đào tạo, được đánh giá và feedback, những cơ hội được thăng tiến và phát triển bản thân.
Tiếp tục sử dụng tháp nhu cầu Maslow làm hệ quy chiếu, nhà tuyển dụng sẽ nhận ra một nhu cầu vô cùng lớn mà ứng viên nào cũng mong muốn doanh nghiệp đáp ứng, nhưng lại hiếm khi định nghĩa được chính xác điều mình cần, đó là Môi trường làm việc. Nhìn chung, môi trường liên quan nhiều đến cảm giác, tâm trạng của nhân viên trong quá trình làm việc hơn là những số liệu lý tính có thể đo đạc rõ ràng. Nó tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc cá nhân cũng như kết quả chung của đội nhóm, thậm chí nhiều khi còn mang tính quyết định đối với sự thành hay bại của phần việc mà nhân viên đó phụ trách. Theo ông Hải, nhân viên cần được làm trong một môi trường đủ để thử thách, phát triển bản thân mà vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Cuối cùng, trong Văn hóa, Doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa công ty được tạo nên từ niềm tin, từ sự cộng tác, giúp đỡ, chia sẻ không chỉ từ đồng nghiệp, từ nhóm làm việc mà còn từ những người lãnh đạo, bộ máy quản trị. Những nhân viên lý tưởng không chỉ yêu nghề, yêu việc mà hơn hết, họ phải gắn bó với tổ chức. Chỉ có như vậy thì họ mới luôn nhiệt tình, luôn sẵn sàng và thực sự làm việc với tâm niệm “đóng góp cho sự phát triển chung của doanh nghiệp”. Do vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là xây dựng phần hồn, những giá trị cốt lõi sau cùng mà mỗi nhân viên nhận được.
EVP được cấu thành từ nhiều yếu tố như trên, vậy các doanh nghiệp cần áp dụng đưa mô hình này vào Doanh nghiệp mình như thế nào? Ông Hải nhấn mạnh mỗi Doanh nghiệp cần nhận thức rõ và khai thác được tối đa nguồn lực, điểm mạnh của mình để dựng xây lên một thương hiệu tuyển dụng mạnh và mang màu sắc riêng. Hơn nữa, Doanh nghiệp cũng cần có chiến lược, hoạch định rõ yếu tố mà mình muốn truyền thông trong từng giai đoạn, thời điểm khác nhau sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Một trong những hướng đi đầu tiên và đơn giản nhất cho các nhà quản trị trong việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng chính là xây dựng văn hóa học tập cho Doanh nghiệp mình. Vậy thì “Văn hóa học tập” là gì và làm thế nào để xây dựng được “Văn hóa học tập”, mọi câu trả lời sẽ có trong Coffee Talk thứ 2 trong chuỗi HRD Coffee: “Xây dựng Văn hóa học tập trong tổ chức”. Xem chi tiết tại LINK.
Học viên Nhân sự & Quản trị HRD Academy
Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn đang phụ trách công tác Đào tạo tại Doanh nghiệp của mình? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại, thực tiễn. Vui lòng xem chi tiết tại https://hrd.com.vn/bo-chuong-trinh-huan-luyen.