Cho dù bạn đang tiến hành đào tạo trực tiếp hay trực tuyến thì sự thành công của khóa đào tạo cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ: chất lượng của tài liệu học tập, hiểu biết về đối tượng tham gia, mức độ phù hợp với nhu cầu và đào tạo công việc....Tuy nhiên, có một thành phần cũng vô cùng quan trọng, đó là tính chuyên nghiệp của người Giảng viên. Dưới đây là tập hợp các phẩm chất nghề nghiệp của một nhà đào tạo giỏi, giúp họ truyền đạt kiến thức, hỗ trợ người học đạt kết quả tốt nhất.
1. Họ là người điều phối hiệu quả
Đào tạo không giống như giảng dạy thường thấy. Giảng viên tập trung vào nhu cầu, đặc điểm và mục tiêu của người học chứ không phải là giảng bài từ sách giáo khoa. Họ hướng dẫn người học hoàn thành các mục tiêu đào tạo, chú ý đến sự kết nối, tương tác trong nhóm và nỗ lực của người học, quản lý chương trình đào tạo. Đó là điều phối.
Roy Pollock, Giám đốc Đào tạo tại Công ty 6Ds, nhấn mạnh rằng những Giảng viên giỏi không chỉ là một “nhà hiền triết trên sân khấu” mà họ còn hoạt động dựa trên phương pháp lấy người học làm trung tâm.
2. Họ là những người giao tiếp tốt
Giảng viên có thể giao tiếp với nhiều người tham gia và nhiều nhóm học viên khác nhau. Kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ của họ giúp họ giúp thu hút và duy trì sự chú ý, phá vỡ rào cản, chuyển trọng tâm của người học khi cần và được khán giả lắng nghe. Một giảng viên thành công cũng giỏi giao tiếp phi ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ cơ thể, giúp chỉ ra tâm trạng, thái độ của mọi người và các khối tâm lý cản trở sự phát triển.
3. Họ luôn sẵn sàng cho những điều bất ngờ
Sẽ có những tình huống không nằm trong dự tính, và những người giảng viên phải có thể xử lý các tình huống này một cách dễ dàng. Ví dụ, không phải tất cả nhân viên đều hiểu tầm quan trọng của việc tham gia đào tạo: họ có thể nghi ngờ mức độ phù hợp buổi đào tạo và nói điều gì đó như, “ Tốt hơn hết là tôi nên quay lại làm việc và tập trung vào nhiệm vụ của mình”. Một huấn luyện viên giỏi sẽ có thể truyền đạt giá trị của khóa đào tạo cụ thể này cho những người tham gia như vậy.
4. Họ tôn trọng và kiên nhẫn
Giảng viên đối phó với đa dạng học viên với nhiều phong cách, lối sống và hành vi khác nhau. Sẽ có những học viên sẽ vội vàng và có những chậm rãi trong quá trình đào tạo, và một người giảng viên giỏi phải chú ý đến cả hai. Khi đào tạo những học viên với trình độ kiến thức khác nhau, người giảng viên nên đặt mình vào vị trí của người tham gia, hình dung loại tài liệu và cách tiếp cận phù hợp với họ.
5. Họ trưởng thành
Có vẻ như một giảng viên giỏi là một siêu nhân thể hiện ưu thế về kỹ năng, đặc điểm tính cách, biết mọi thứ về thành công trong kinh doanh hoặc cuộc sống và hành động như một lý tưởng trong mắt mọi người. Nhưng, trên thực tế, giảng viên cũng là con người. Họ cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Vấn đề là một giảng viên giỏi là một người trưởng thành, có sự tự tin, lòng tự trọng cao .
6. Họ đang mê giảng dạy
Sự nhiệt tình là điều mọi người luôn mong chờ ở các giảng viên. Họ phải biết cách duy trì niềm đam mê với công việc, giữ cho trái tim và khối óc luôn rộng mở và quan tâm sâu sắc đến kết quả đào tạo. Như Roy Pollock đã nói, một huấn luyện viên hiệu quả là người thực sự quan tâm đến thành công của học viên.
TẢI EBOOK 8 CÁCH GIÚP GIẢNG VIÊN NỘI BỘ GIẢNG DẠY HẤP DẪN & LÔI CUỐN
7 CÁCH ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT GIẢNG VIÊN GIỎI
1. Là một người lắng nghe chủ động
Thực hành lắng nghe chủ động: thể hiện sự đồng cảm, nhìn thẳng vào mắt người khác, cảm nhận nhu cầu của học viên. Một số người có thể coi giảng viên là những người kiêu ngạo nhưng điều đó không đúng: người giảng viên cần chú ý đến nhu cầu, điểm mạnh và điểm yếu của người khác.
2. Ủng hộ những sự thay đổi
Giảng viên nhận ra nhu cầu của nhân viên và làm việc vì sự phát triển của họ. Hơn nữa, họ không ngừng phát triển năng lực bản thân, tiếp thu tri thức mới, gạt bỏ những quan niệm lạc hậu. Để tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi, một người giảng viên nên tìm ra những cách mới để tương tác với học viên, nghĩ ra những cách tiếp cận mới hay nói chung là sáng tạo
3. Luôn nghĩ đến hiện tại
Để luôn hiện diện trong quá trình này, những giảng viên cần thực hành tỉnh thức. Bản chất đó là một kĩ năng để đạt đến cảm giác bạn nhận thức được bạn cảm thấy thế nào, đang nghĩ gì, giao tiếp thế nào tại thời điểm hiện tại. Chìa khóa cho vấn đề là đó là khả năng "đào tạo" để "tạm dừng" một chút.
4. Trau dồi năng lượng
Như trong luyện tập thể dục, người giảng viên không thể chỉ dựa vào yếu tố niềm tin mà còn phải luôn mạnh khỏe, tràn đầy năng lượng. Jonathan Halls- người đã là giảng viên hàng đầu của tập đoàn BBC và giảng dạy cho hàng trăm chuyên gia- đã chỉ ra những lý do khiến cho những người giảng viên trở nên kiệt sức. Đó là:
# Chế độ ăn chưa đầy đủ
# Thiếu ngủ
# Căng thẳng công việc
# Làm nhiều công việc một lúc
# Thiếu thời gian dành cho bản thân
# Jetlag
Halls cho rằng các huấn luyện viên chỉ có thể giải quyết những thách thức này nếu họ lên kế hoạch cho sức khỏe của mình. Để làm được điều này, huấn luyện viên nên sắp xếp thời gian cho sở thích, thư giãn, hoạt động thể chất và học cách thiết lập ranh giới.
5. Sử dụng khiếu hài hước
Hài hước là vũ khí bí mật để tiếp thêm sinh lực cho những học viên. Đó là việc làm cho các buổi đào tạo trở nên vui vẻ và hấp dẫn. Với sự hài hước, người giảng viên có thể phá vỡ những rào cản, làm cho nội dung đào tạo trở nên dễ tiếp cận và thú vị hơn. Nếu khóa đào tạo thú vị, học viên sẽ chú ý và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Một tip nhỏ đó là hãy sử dụng những câu chuyện cười để giải lao một cách nhẹ nhàng trong quá trình học tập. Tuy nhiên, hãy nghiên cứu trước đối tượng học viên của mình để tránh những lời nói đùa không phù hợp liên quan đến chính trị, tôn giáo, chủng tộc hay giới tính.
6. Thông thạo công nghệ
ELearning đã mang đến những phương thức đào tạo mới thông qua các khóa học trực tuyến, giải đố và những video hướng dẫn. Giờ đây, nội dung học tập cũng quan trọng như quá trình truyền tải kiến thức. Vì vậy, ranh giới giữa công việc của một huấn luyện viên và thiết kế hướng dẫn ngày càng trở nên mờ nhạt.
Nếu là một giảng viên, hãy tận dụng những lợi thế của công nghệ để truyền tải kiến thức, thiết kế các bài giảng ứng dụng công nghệ làm cho học viên hứng thú hơn.
7. Phát triển kĩ năng thuyết trình
Vì Elearning trở nên ngày càng phổ biến, có vẻ như kỹ năng thuyết trình sẽ bớt đi tầm quan trọng nhưng thực chất lại không. Thuyết trình là yếu tố không thể thiếu trong công việc của giảng viên để thu hút sự chú ý của người nghe.
Khi tăng cường đào tạo online, kỹ năng thuyết trình có thể áp dụng như việc quay lại những video hướng dẫn, quay màn hình, hay những loại video đào tạo khác. Chúng sẽ đem lại cảm giác có sự hiện diện và tham gia vào quá trình học tập, cải thiện toàn bộ trải nghiệm đào tạo.
Nguồn: Ispring Solutions
Tổng hợp và biên dịch: Học viện Quản trị HRD Academy
👉Liên hệ ngay với Học viện Quản trị HRD Academy để nhận được các tư vấn các chương trình đào tạo phù hợp với đặc thù kinh doanh:
👉Offline: https://daotaoinhouse.hrd.com.vn/
👉LiveLearning: https://livelearning.hrd.com.vn/
👉Các lớp học triển khai thường xuyên tại doanh nghiệp: https://hrd.com.vn/video-hinh-anh
HRD ACADEMY - TỐI ƯU NĂNG LỰC TỔ CHỨC
📞Hotline: 097 345 2082 (VP Hà Nội) /036 423 6082 (VP TP HCM)
📩Email: hrdacademy@hrd.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/hrd.com.vn/📩📩📩
Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY