1. Sự nghiệp là gì?
Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều đã quen với 2 từ “sự nghiệp”, nhưng sự nghiệp là gì, thì không phải ai cũng hiểu rõ. Sự nghiệp là 1 chuỗi thái độ và hành vi cá nhân gắn liền với kinh nghiệm và hoạt động liên quan đến công việc trong suốt cuộc đời của 1 con người.
2. Tại sao quản lý sự nghiệp lại quan trọng?
Công tác quản lý nghề nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển dài hạn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Qua đó, nhân viên hiểu rõ hơn được những giá trị cũng như là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình. Đồng thời, thông qua công tác quản lý nghề nghiệp, công ty cũng cung cấp cho nhân viên những thông tin cơ bản về cơ hội thăng tiến, phát triển lâu dài. Từ đó giúp cho nhân viên hiểu rõ được cơ hội mình đang có và có thể đặt ra được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai cũng như là vạch ra được lộ trình rõ ràng để đạt được những mục tiêu đó.
Dưới góc nhìn của 1 doanh nghiệp, sự yếu kém của công tác quản lý nghề nghiệp sẽ dẫn đến thiếu hụt nhân sự, những khoản chi không phù hợp cho việc đào tạo và phát triển, khiến cho sự gắn bó của nhân viên đối với công ty không được cao. Còn dưới góc độ nhân viên, thiếu đi công tác quản lý sự nghiệp có thể dẫn đến chán nản trong công việc do họ không hiểu được mục đích của công việc mình đang làm, không có cơ hội đương đầu với những thử thách, cũng như không có cơ hội để phát triển bản thân.
3. Các mô hình phát triển sự nghiệp:
Có 3 mô hình phát triển sự nghiệp chính:
- Mô hình vòng đời
- Mô hình dựa trên tổ chức
- Mô hình định hướng
Cả 3 mô hình trên đều chỉ ra rằng, sự nghiệp của mỗi người đều trải qua 4 giai đoạn chính:
a. Giai đoạn khám phá, thăm dò:
Giai đoạn khám phá, thăm dò thường bắt đầu từ năm 14 tuổi đến năm 25 tuổi, khi con người khám phá, thăm dò những sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đưa ra những sự lựa chọn nghề nghiệp hợp lý. Đây còn là giai đoạn mà nhiều người đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhằm có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản phục vụ cho nghề nghiệp sau này.
b.Giai đoạn thiết lập
Giai đoạn này thường kéo dài từ năm 25 cho đến năm 44 tuổi. Đây được coi là trung tâm của quá trình phát triển nghề nghiệp. Trong giai đoạn thiết lập, mỗi người tìm ra cho mình 1 vị trí nhất định trong công ty, đồng thời có những đóng góp và đạt được những thành tựu trong công việc.
c. Giai đoạn duy trì
Đây là giai đoạn xảy ra vào giữa những năm 40 tuổi đến lúc nghỉ hưu. Trong giai đoạn này, mỗi cá nhân thường giữ một vị trí ổn định, vững vàng trong công việc, phần lớn những cố gắng nghề nghiệp trong giai đoạn này đều nhằm mục đích củng cố vị trí nghề nghiệp đó. Đây chính là giai đoạn mà họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệp làm việc, kiến thức cần thiết và làm việc hiệu quả nhất trong suốt quá trình phát triển nghề nghiệp.
d. Giai đoạn suy tàn
Giai đoạn suy toàn xảy ra khi tuổi đời của người lao động đã cao và họ dần hướng sự tập trung sang cuộc sống cá nhân thay vì công việc.
4. Vai trò của nhân viên, quản lý, quản lý nhân sự và công ty trong việc quản lý sự nghiệp:
a. Nhân viên
Trong công tác quản lý nghề nghiệp, người nắm vai trò quan trọng nhất, không ai khác chính là bản thân mỗi người nhân viên trong đội ngũ. Để có thể làm tốt được công tác quản lý nghề nghiệp, tự mỗi người nhân viên phải biết xác định giá trị của bản thân trong công ty, biết đặt ra mục tiêu sự nghiệp và lộ trình để có thể đạt được những mục tiêu đó. Không chỉ vậy, mỗi người phải tự chủ động tìm đến những thử thách để có thể phát triển năng lực, kỹ năng làm việc của chính bản thân mình.
b. Quản lý trực tiếp
Là người trực tiếp quản lý và theo dõi quá trình làm việc của đội ngũ nhân viên, người quản lý phải là người biết tận dụng nguồn lực của công ty để có thể hỗ trợ cho nhân viên của mình trong công tác đào tạo và phát triển. Không chỉ vậy, người quản lý trực tiếp còn phải là người đồng hành, lắng nghe cũng như thấu hiểu đội ngũ của mình để có thể đưa ra được những giải pháp cho những khúc mắc và trở ngại mà nhân viên đang gặp phải.
c. Công ty
Để phát triển được hệ thống quản lý nghề nghiệp đạt hiệu quả tối đa, vai trò của công ty là vô cùng quan trọng. Những chính sách, lộ trình mà công ty đặt ra để hỗ trợ cho công tác quản lý sự nghiệp chính là nền tảng cho 1 hệ thống quản lý nghề nghiệp hiệu quả. Bên cạnh đó, công ty còn có trách nhiệm tạo ra 1 môi trường làm việc đề cao vai trò của quản lý, phát triển nghề nghiệp nhân viên.
d. Trường phòng nhân sự
Nếu như những chính sách của công ty là thứ đặt nền tảng cho hệ thống quản lý nghề nghiệp, thì những người làm nhân sự lại có vai trò lên kế hoạch chi tiết cho công tác này. Bởi họ là bộ phận phụ trách công tác đào tạo và phát triển trong mỗi tổ chức, vì thế để có thể vạch ra 1 lộ trình phù hợp cho sự phát triển nghề nghiệp của đội ngũ, thì vai trò của phòng nhân sự lại càng quan trọng.
Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY