TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO HIỆU QUẢ
I - Xác định mô hình hiện tại tại đơn vị
Thị trường lao động tại Việt Nam hiện nay đang tiếp cận đào tạo theo hai mô hình:
-
Mô hình đào tạo tập đoàn
Mô hình này được chia thành các đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị phụ trách một nhóm công việc riêng.
-
Mô hình đào tạo công ty vừa và nhỏ
Tại mô hình này, nhóm đào tạo thường nằm trong Hành chính nhân sự hoặc Nhân sự. Hầu hết các hoạt động đào tạo sẽ do phòng đào tạo hoặc nhóm đào tạo tự phát triển và thực thi.
II - Cách thức tổ chức và triển khai đào tạo hiệu quả
-
Các quy định và quy trình đào tạo cần thiết cho đơn vị
Bộ phận đào tạo cần xây dựng một bộ khung quy định, quy trình để triển khai hoạt động hoạt động đào tạo hiệu quả. Các chuyên viên đào tạo cần chú ý vào những nội dung:
1.1 Quy định, quy chế đào tạo bao gồm:
-
Các nguyên tắc chung
-
Nhóm nội dung đào tạo
-
KPI đào tạo: yếu tố này sẽ giúp bộ phận đào tạo phát triển đúng hướng với các kế hoạch đã đề ra.
1.2 Quy trình đào tạo
-
Thống nhất cách thức và tiêu chuẩn triển khai
-
Cách phối hợp của các bộ phận: Từng bộ phận sẽ cử học viên nào đi đào tạo và những chuyên viên đào tạo có thể hỗ trợ thông qua những hoạt động gì?
-
Các line phê duyệt triển khai
1.3 Quy trình tổ chức và triển khai lớp học
-
Thống nhất tiêu chuẩn tổ chức lớp học: để đảm bảo các hoạt động triển khai hiệu quả đồng thời việc kiểm soát tiêu chuẩn lớp học cũng hiệu quả hơn
-
Checklist công việc trước/ trong/ sau đào tạo
-
Các form, bảng biểu mẫu cần thiết để kiểm soát
1.4 Báo cáo, theo dõi, điều chỉnh kịp thời, bao gồm:
-
Kế hoạch đào tạo tháng
-
Bản theo dõi chỉ tiêu đào tạo
-
Bảng tổng hợp đánh giá các hoạt động đào tạo
-
Phiếu tổng hợp dữ liệu đào tạo năm
Đối với mô hình 70 - 20 - 10, tùy thuộc vào các mảng kinh doanh, mỗi mảng lại áp dụng một tỷ lệ khác nhau. Ví dụ, với đội ngũ vận hành, các chương trình đào tạo đặc biệt tập trung vào các hình thức training on job - 70% đào tạo qua công việc. Tuy nhiên, với các nhân sự thuộc khối back-office, tỷ lệ đào tạo theo hình thức training on job sẽ giảm đi.
-
Ứng dụng mô hình IPO
Mô hình IPO là mô hình rút gọn của mô hình SIPOC, dùng để mô tả mối quan hệ của các bên trong quá trình vận hành, thực thi các đầu việc. IPO là viết tắt của Input - Process - Output.
Thứ nhất, Input: Các yếu tố đầu vào bao gồm:
- Organizational Needs – Yêu cầu từ phía tổ chức ví dụ: kịch bản kinh doanh năm
- Employee Needs – Mong đợi từ phía Học viên
- Budget - Ngân sách
- Equipment – Cơ sở thiết bị/ trang bị ví dụ: tiêu chuẩn phòng
- Staff – Đối tượng học viện
Thứ hai, Process: Quá trình triển khai bao gồm
- Analysis – phân tích
- Design – thiết kế
- Development – Phát triển
- Implementation – Triển khai
- Evaluation – Đánh giá
Thứ ba, Output: các yếu tố đầu ra bao gồm:
- Knowledge - Kiến thức
- Skill - Kỹ năng
- Attitude - Thái độ
- Motivation - Động lực
- Job performance – Hiệu quả CV
Mô hình IPO mang đến cái nhìn tổng quan cho bộ phận phụ trách đào tạo khi tiến hành các chương trình đào tạo.
Bài viết: Ứng dụng mô hình 70-20-10 vào Hoạt động đào tạo tại Doanh nghiệp
Bài viết: Ứng dụng mô hình Đường cong học tập vào Đào tạo
Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY