5 chiến lược xây dựng Văn hóa học tập trong tổ chức

Việc học hỏi và phát triển luôn là một hoạt động bản năng của mỗi con người. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta liên tục phải tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra các quyết định quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay đang học hỏi một cách thụ động mà chưa biết cách định hướng và sử dụng thời gian phát triển bản thân một cách tối ưu nhất. Điều này dẫn tới một bài toán cần giải quyết cho các nhà quản lý doanh nghiệp, đó là làm sao để xây dựng một văn hóa học tập chủ động và xuyên suốt trong tổ chức để gia tăng tốc độ tăng trưởng trong thị trường cạnh tranh hiện nay

Dưới đây là 5 chiến lược để xây dựng một văn hóa học tập vững mạnh trong tổ chức của mình 

1. Thay đổi cách nhìn nhận về việc học:

Để phát triển văn hóa học tập trong doanh nghiệp, việc đầu tiên và cơ bản nhất nên làm đó là các thành viên trong đó nên nhìn nhận việc học tập và phát triển bản thân như một hành động tự nhiên mà không phải một đầu việc bắt buộc phải làm. Mỗi cá nhân nên tự xác định những vấn đề mà mình yêu thích để tìm hiểu và tập thói quen cảm nhận cảm giác thành công sau mỗi chiến thắng nhỏ, có thể là biết thêm một chút kiến thức mới hoặc giải quyết xong một vấn đề nhỏ trong công việc.


Việc xác định mục tiêu/ sở thích trong việc học cũng nên được áp dụng trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Khi những người lãnh đạo trong doanh nghiệp hiểu được những kỳ vọng về môi trường và lĩnh vực học hỏi của người ứng tuyển, họ sẽ lựa chọn được những người có thể gắn bó lâu dài với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

2. Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, tinh thần đổi mới và chấp nhận rủi ro

Những người lãnh đạo nên khuyến khích nhân viên của mình chủ động nói ra những ý tưởng mới, độc đáo của bản thân. Nên tránh sự phán xét hay quy chụp góc nhìn ngay khi ý tưởng mới được đề xuất mà nên dành thời gian để cân nhắc độ khả thi của nó. Đồng thời, khi có thất bại, người lãnh đạo nên nhìn vào cả mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề, khích lệ tinh thần của nhân viên và giúp họ rút ra bài học cho những thử thách tiếp theo. Điều này sẽ giúp khích lệ tinh thần của nhân viên và tạo động lực cho họ tiếp tục đưa ra nhiều sáng kiến mới và không ngại đối mặt với những thử thách tiếp theo.

3. Kết hợp đa dạng hình thức đào tạo 

4. Khuyến khích sự trao đổi và đánh giá chéo

Đánh giá chéo là một công cụ đắc lực với các nhà quản lý để kiểm soát và phát triển năng lực của nhân sự. Những lời nhận xét, đánh giá từ đồng nghiệp và cấp trên là những thông tin khách quan để mỗi nhân viên nhận thức được ưu, nhược điểm của bản thân để có định hướng phát triển đúng đắn nhất.

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp phát triển với quy mô lớn hơn, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ phải ứng phó với nhiều vấn đề mới lạ và phức tạp hơn. Sự trao đổi liên tục sẽ giúp cho nhân viên có cơ hội tiếp cận với nguồn tri thức sẵn có từ những người có kinh nghiệm, từ đó tiết kiệm thời gian nghiên cứu, xử lý vấn đề và góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

5. Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực

Các nhà quản lý nên xác định rõ những giá trị mà doanh nghiệp của mình đang hướng tới để đặt ra những tiêu chí về năng lực mà nhân sự cần phát triển. Từ đó xây dựng nên hệ thống đánh giá/ đo lường hiệu quả công việc của nhân sự và độ gắn bó với công ty. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên có các chính sách lương thưởng cho sự phát triển tích cực của nhân viên để khuyến khích tinh thần học hỏi trong tổ chức.

                                                                                                       Trích Sổ tay " Chiến lược xây dựng Văn hóa học tập trong Doanh nghiệp". Tìm hiểu thêm Tại đây

Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang Giám đốc Nhân sự? Bạn người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũBộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu Giảng viên quản trị công tyBộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 


 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082