Chiến lược: Đại Dương Đỏ và Đại Dương Xanh

Khi người ta tạo ra và lăng xê một thuật ngữ riêng để thực hiện mục đích của họ, bạn có thấy khó chịu không? Bạn có thể nghĩ rằng Chan Kim và Renee Mauborgne cũng là một trong số này: họ đặt ra một từ mới để tạo sự khác biệt cho lý thuyết của mình. Nhưng thực ra có cách để hiểu đúng sự “điên rồ” này.

Quan điểm của họ rất dễ hiểu. Đại dương đỏ là không gian nơi mọi ngành công nghiệp đang sinh tồn và phát triển ngày nay. Có một thị trường, các đối thủ cạnh tranh xác định và một cách thức điều hành đặc trưng ở bất cứ ngành công nghiệp cụ thể nào. Các nhà nghiên cứu đặt tên bối cảnh này là đại dương đỏ, tương tự một đại dương toàn cá mập đang tranh giành cắn xé nhau vì một con mồi.

Cách đây vài năm chồng tôi và tôi đi nghỉ ở Tahiti và lặn xuống nước xem người ta cho cá mập ăn. Thật ngạc nhiên khi cá mập điên cuồng cắn xé đồng loại để tranh giành miếng mồi. Cảnh tượng đó giống với sự cạnh tranh khốc liệt ta từng chứng kiến trong nền công nghiệp của mình? Thuật ngữ “đại dương đỏ” ra đời là vì vậy.

Đại dương xanh mặt khác lại hiền hoà, phẳng lặng với nguồn thức ăn dồi dào và ít hay không có sự cạnh tranh. Đây là nơi mọi người muốn đặt chân đến và an cư lập nghiệp. Bạn cũng có thể có một đại dương xanh.

Hãy xem xét một số đại dương xanh được tạo ra bởi Cảnh sát New York, hãng hàng không Southwest Airlines, rượu Casella Wine, Cemex Cement và the Body Shop. Những tổ chức này đã tạo ra đại dương xanh của họ và bạn cũng có thể làm được.

Đây là những khác biệt giữa đại dương xanh và đại dương đỏ:

1. Chiến lược Đại Dương Đỏ (tập trung vào những khách hàng hiện tại)

- Cạnh tranh trong các thị trường hiện đại

- Tìm cách đánh bại sự cạnh tranh

- Khai thác các nhu cầu hiện tại

- Thực hiện thỏa hiệp giữa giá trị và chi phí

- Liên kết toàn hệ thống và các hoạt động của công ty giữa lựa chọn chiến lược giữa khác biệt hay chi phí thấp.

2. Chiến lược Đại Dương Xanh (tập trung vào khách hàng tiềm năng – những đối tượng chưa phải là khách hàng)

- Tạo ra thị trường không cạnh tranh để phục vụ

- Khiến cạnh tranh không còn chỗ đứng

- Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới

- Phá vỡ sự thoả hiệp giữa giá trị và chi phí

- Liên kết toàn hệ thống và các hoạt động của công ty để theo đuổi chiến lược khác biệt hoá và chi phí thấp

Vậy điều này có nghĩa là gì? Hãy xem xét lần lượt những sự khác biệt này:

Tập trung vào khách hàng hiện tại và tập trung vào đối tượng chưa phải khách hàng. Trong hầu hết các nền công nghiệp, các doanh nghiệp hiếm khi nỗ lực thu hút khách hàng mới mà chỉ tập trung vào khách hàng hiện tại. Trong đại dương xanh, chúng ta sẽ tăng quy mô ngành công nghiệp bằng cách thu hút những khách hàng mới toanh, những người chưa từng sử dụng sản phẩm trong ngành mới này.

Cạnh tranh trong thị trường hiện tại hay tạo ra thị trường không cạnh tranh để phục vụ. Nghe có vẻ rất thú vị? Nhưng làm thế nào? Thị trường hiện tại là tất cả các khách hàng đang giao dịch trong ngành công nghiệp lúc này, hoặc là với bạn hoặc với đối thủ cạnh tranh của bạn. Nếu một ai đó giành được khách hàng tức là một ai đó mất đi khách hàng, ai đó thắng tức là người khác phải thua .

Trong các thị trường không có cạnh tranh, chỉ có một người chiến thắng duy nhất, đó là bạn. Không ai khác tranh giành việc kinh doanh bởi không ai biết về nó, hay không biết cách làm thế nào. Dĩ nhiên họ sẽ cố gắng, nhưng nếu bạn thực hiện đúng theo chiến lược đại dương xanh thì họ sẽ không thể đuổi kịp bạn trong một thời gian rất dài. Chẳng hạn trường hợp Cirque du Soleil, tôi biết có khoảng 150 công ty cố cạnh tranh với họ, tất cả giờ đây đều đóng cửa. Và sau khi rượu Yellow Tail xuất hiện, nhiều nhà sản xuất đã bắt chước nhưng không ai thành công như sản phẩm này.

Đánh bại sự cạnh tranh hay khiến cạnh tranh không còn liên quan. Cạnh tranh trở thành khái niệm lùi vào dĩ vãng bởi các đối thủ không thể sao chép lý tưởng và biến chúng trở thành những câu chuyện thành công một lần nữa. Hãy nhớ ý tưởng cốt lõi của đại dương xanh là tạo ra giá trị cao ở chi phí thấp. Nếu bạn đang làm như thế liệu đối thủ nào có thế cạnh tranh với bạn được? Tất cả các đối thủ đều sẽ gục ngã trên hành trình chạy đua với bạn.

Xem thêm: Thu hút nhân tài từ đối thủ cạnh tranh 

Khai thác các nhu cầu hiện tại so với tạo ra và nắm giữ các nhu cầu mới. Bạn cung cấp được những giá trị cao cấp đến mức thu hút được những khách hàng trước đó chưa bao giờ có ý định bước chân vào thị trường. Trò chơi Wili của Nintendo lôi cuốn các gia đình và những người lớn tuổi. Rượu Yellow Tail thu hút cả những người chỉ uống bia.

Thực hiện thoả hiệp giữa giá trị và chi phí so với phá vỡ thoả hiệp giữa giá trị và chi phí. Nếu bạn cắt bỏ những chiếc răng chiến lược trong khái niệm Chiến lược cạnh tranh của Michael Porter như tôi đã làm, bạn sẽ hiểu chỉ có 2 chiến lược để lựa chọn: giá trị hay chi phí thấp. Trước đây người ta cho rằng bạn không thể có cả hai cùng lúc. Kim và Mauborgne đã phá vỡ khái niệm đó và khẳng định bạn vừa có thể có giá trị cao với chi phí thấp và phát triển các công cụ để thực hiện nó. Thật ra nếu bạn không phá vỡ thế cân bằng của sự thoả hiệp giữa giá trị và chi phí thì các đối thủ sẽ dễ dàng sao chép những gì bạn đang làm và đại dương một lần sẽ chìm trong màu đỏ.

Theo đuổi lựa chọn khác biệt hoá HOẶC chi phí thấp hay thực hiên cá biệt hoá VÀ chi phí thấp. Bạn không thể chỉ nói bạn đang dự định tiến hành tạo ra sự khác biệt và chi phí thấp. Bạn phải nghiên cứu mọi ngóc ngách các quy trình và tổ chức của bạn để cắt giảm chi phí không cần thiết. Toàn bộ tổ chức phải thống nhất trong việc thực hiện: bất cứ thứ gì không tạo ra hoặc đóng góp giá trị sẽ bị loại hay cắt giảm. Đó là cách hiệu quả nhất để điều hành một tổ chức dù là trong đại dương xanh hay đại dương đỏ.  

Nguồn: The Training Times

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082