Giải mã bí quyết quản lý hiệu quả nhân viên thế hệ Millennials

Thế hệ Millennials hay còn gọi là thế hệ Y, khái niệm dùng để chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1980 đến những năm đầu thập niên 2000 (18-35 tuổi). Đây là những người lớn lên cùng các phương tiện truyền thông xã hội như forum, blog, facebook...

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 35% dân số thuộc nhóm này. Khi lực lượng lao động chuyển đổi sang thế hệ mới, môi trường làm việc cũng thay đổi theo và kéo theo đó sự đổi mới của của phương pháp quản trị. Để quản lý tốt đội ngũ lao động thế hệ Y, các doanh nghiệp và các chuyên gia quản trị nguồn nhân lực cần nắm được những đặc điểm cơ bản của thế hệ này, những mong muốn của họ khi đối với môi trường làm việc, để từ đó có những chiến lược quản trị hiệu quả để xây dựng sự cam kết và thúc đẩy hiệu quả công việc.

Vậy các nhà quản lý cần làm gì để đáp ứng những mong muốn này?

Chế độ đãi ngộ công bằng

Các doanh nghiệp không nhất thiết phải đưa ra mức lương cao nhất để tuyển dụng và giữ nhân nhân tài lâu dài. Quan trọng hơn các con số tiền lương trả cho nhân viên, doanh nghiệp cần xây dựng và phát triển những chiến lược đãi ngộ công bằng và tạo ra truyền thông hiệu quả xung quanh chiến lược đó.

Theo PayScale, “Số tiền lương trả cho nhân viên không phải là vấn đề cốt lõi để giành được sự hài lòng của họ. Vấn đề là làm sao để nhân viên có thể hiểu được quy trình trả lương của tổ chức. Điều này sẽ đem lại tác động lớn hơn 5.4 lần so với việc chỉ trả lương đơn thuần.” Bên cạnh đó, việc dành thời gian để truyền thông chiến lược đãi ngộ của tổ chức, bao gồm đặc quyền và lợi ích, có thể giúp nhân viên có một nhận thức tích cực về quy trình trả lương, và từ đó giành được sự hài lòng của họ.

Tạo cơ hội phát triển bản thân

Một đặc trưng của những người thuộc thế hệ millennials là họ không chỉ quan tâm đến tiền lương mà họ nhận được từ công việc, mà còn đặc biệt coi trọng cơ hội phát triển chuyên môn và sự nghiệp. Gallup’s State of the American Workplace Report chỉ ra rằng 87% nhân viên thế hệ Y coi "cơ hội phát triển chuyên môn và nghề nghiệp" là yếu tố quan trọng quyết định môi trường họ muốn gắn bó. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy chỉ có 39% đồng ý rằng họ đã học được điều gì đó mới mẻ trong 30 ngày vừa qua, để có thể áp dụng để cải thiện công việc.

Xem thêm: Tại sao đào tạo phải là "quốc sách của doanh nghiệp"?

Rõ ràng là trong khi cá nhân thế hệ Y cũng như những nhân viên khác muốn học hỏi và phát triển trong công việc của họ, nhưng không nhiều trong số họ thực sự có cơ hội học hỏi và phát triển. Vì vậy, các tổ chức có thể tạo ra văn hóa học tập, tạo cơ hội cho nhân viên trong tổ chức phát triển kỹ năng và kiến thức, như là một lợi thế cạnh tranh để thu hút và giữ chân các ứng viên thế hệ Y.

Phản hồi thường xuyên

Millennials luôn mong muốn nhận được phản hồi thường xuyên từ các nhà quản lý của họ. Các nhà quản lý nên theo dõi và đưa ra đánh giá cho nhân viên, bao gồm những giá trị mà họ đóng góp vào kết quả chung của tổ chức cũng như những thiếu sót cần được hoàn thiện.

Việc phản hồi thường xuyên không những đem lại giá trị cho cá nhân mà còn tạo ra lợi ích cho chính tổ chức khi vì nó tạo ra sự cam kết bền vững đối với tổ chức. Theo nghiên cứu, 44% thế hệ Y thường xuyên gặp gỡ và nhận phản hồi từ các nhà quản lý cam kết gắn bó với tổ chức, trong khi chỉ 20% không thường xuyên nhận được phản hồi phát biểu sẽ ở lại công ty lâu dài.

Xem thêm: Sức mạnh bất ngờ đến từ những phản hồi của lãnh đạo

Công việc mang lại nhiều ý nghĩa

Có lẽ một trong những đặc điểm đặc biệt nhất tìm thấy ở thế hệ Y là họ sống có mục đích, vì vậy, họ khao khát những công việc có ý nghĩa và đem đến cho họ nhiều trải nghiệm. Tất nhiên, họ muốn nhận được mức tiền lương tương xứng với năng lực - nhưng đó không phải là tất cả để có thể khiến họ cống hiến và cam kết lâu dài. Hơn hết, công việc họ muốn cần có ý nghĩa đối với tổ chức cũng như cộng đồng.

Do đó, việc xác định và truyền đạt mục tiêu cốt lõi, tầm nhìn cũng như sứ mệnh tổ chức là vô cùng quan trọng. Ví dụ, “tại BambooHR, tầm nhìn của chúng tôi không chỉ là bán phần mềm nhân sự; tầm nhìn của chúng tôi là giúp mọi người tự do làm những công việc có ý nghĩa. Đó là điều mà tất cả nhân viên của chúng tôi đạt được trong quá trình làm việc.”

Những mối quan hệ tích cực

Kết nối và xây dựng mối quan hệ trong công việc là ưu tiên hàng đầu của nhân viên tất cả các thế hệ, theo một báo cáo của VirginPulse. Điều này đặc biệt đúng hơn với những cá nhân thế hệ Y, những người có xu hướng xem công việc và cuộc sống như một hệ thống gắn kết thay vì tồn tại riêng biệt.

Các nhà quản lý nên tạo dựng và duy trì mối quan hệ tích cực, không những đối với những người đồng cấp mà còn với nhân viên cấp dưới của mình. Điều này có thể nâng cao sự cam kết và gắn bó toàn bộ tổ chức. Một khảo sát của Gallup phát hiện ra rằng những người có một người bạn thân tại nơi làm việc có sự cam kết cao gấp 7 lần. Bên cạnh đó, những cá nhân có các mối quan hệ tích cực trong công việc cũng có kỹ năng giao tiếp với khách hàng tốt hơn, có năng suất làm việc cao hơn, tạo ra kết quả tốt hơn và có khả năng thích ứng với khó khăn trong công việc.

Một số cách các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để tạo dựng các mối quan hệ tích cực trong tổ chức như: gắn kết nhân viên cũ với nhân viên mới, thường xuyên gặp gặp gỡ nhóm của mình với tư cách cá nhân, đồng thời có các hoạt động teambuilding để tạo sự gắn bó trong đội nhóm.

Nguồn: Internet

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082