Góc nhìn về môi trường kinh doanh dành cho các nhà quản trị

Hiểu sâu hơn về môi trường kinh doanh

Nhà quản lý là người biết cách phân tích cũng như tăng cường khả năng của một tổ chức nhằm đảm bảo sự tồn tại và tăng trưởng của tổ chức trong một thế giới phức tạp và luôn thay đổi. Điều này có nghĩa là nhà quản lý có một bộ công cụ có thể giúp họ hiểu thấu sự phức tạp của môi trường mà tổ chức hoạt động.

Hệ thống quản lý thể hiện tổ chức doanh nghiệp và tập hợp các thể chế cũng như lực lượng có ảnh hưởng rất lớn lẫn nhau và diễn ra khi tổ chức đang hoạt động trong môi trường hoạt động phức tạp và không ngừng thay đổi nhanh chóng. Môi trường kinh doanh này rất ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của tổ chức. Công ty cần liên tục theo dõi và tự thích ứng với môi trường nếu muốn tồn tại và phát triển thịnh vượng. Những xáo trộn trong môi trường có thể tạo ra những đe dọa sâu sắc hoặc ngược lại, những cơ hội mới cho công ty. Một công ty thành công là công ty có thể xác định, đánh giá và ứng phó với các cơ hội và thách thức khác nhau trong môi trường hoạt động của mình.

Các loại môi trường kinh doanh

Môi trường nội bộ

Hệ thống quản lý có thể khái quát thành hai cấp độ. Cấp độ đầu tiên gồm có môi trường nội bộ của bản thân tổ chức. Trong nội bộ, một tổ chức có thể được coi như một cỗ máy chuyển hóa các nguồn lực, nghĩa là nhận các đầu vào (lao động, tiền, vật tư, thiết bị) từ môi trường bên ngoài (ví dụ như từ thế giới bên ngoài), chuyển chúng thành các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có ích, sau đó cung cấp các đầu ra này đến khách hàng.

Xem thêm: Bí mật thành công trong các cuộc họp của Amazon nhờ 30 phút im lặng tuyệt đối

Môi trường bên ngoài

Cấp độ thứ hai của hệ thống quản lý là môi trường bên ngoài của tổ chức. Môi trường này gồm tất cả các tổ chức, các lực lượng bên ngoài có thể quan tâm hoặc tác động đến khả năng đạt mục tiêu của tổ chức: đó có thể là các yếu tố cạnh tranh, kinh tế, công nghệ, pháp chế, chính trị, nhân khẩu (dân số), văn hóa và hệ sinh thái.

Vận dụng vào thực tế

Các yếu tố môi trường tạo ra thách thức và cơ hội cho tổ chức. Các nhà quản lý phải phản ứng và tự thích nghi với những thay đổi trong môi trường nội bộ cũng như môi trường bên ngoài. Sự toàn cầu hóa là một ví dụ về cơ hội đối với một tổ chức. Các công nghệ được tăng cường như trong lĩnh vực giao thông và thông tin liên lạc đã tạo điều kiện cho các công ty mở rộng thị trường ra toàn cầu hoặc thị trường thế giới. Sự toàn cầu hóa ảnh hưởng đến cách thức quản lý của các tổ chức. Các nhà quản lý cần biết cách làm việc hiệu quả với các nền văn hóa và hệ thống chính trị khác nhau trong khi các thị trường và công nghệ đang thay đổi nhanh chóng. Họ phải có khả năng dự đoán môi trường thay đổi này và phát triển tầm nhìn cũng như năng lực của tất cả các cấp trong tổ chức của mình để nắm lấy tương lai năng động này.

Xem thêm: 3 văn hóa không thể bỏ qua để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả

Nguồn: Internet

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082