Làm sao để trở thành nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng?

Một tổ chức có cơ hội thành công lớn nhất khi tất cả các nhân viên làm việc để thực hiện mục đích chung. Lãnh đạo là việc thực hiện ảnh hưởng của một người đối với nhiều người, do đó chất lượng lãnh đạo được thể hiện ở người giám sát và đây là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của tổ chức. Do vậy, người lãnh đạo, giám sát cần học cách lãnh đạo để gây ảnh hưởng đến các hoạt động của nhân viên nhằm đạt được các mục đích của tổ chức.

Định nghĩa về lãnh đạo

Định nghĩa truyền thống về lãnh đạo: lãnh đạo là ảnh hưởng giữa mọi người để hướng tới thực hiện một hoặc nhiều mục đích.

Trong định nghĩa này có ba từ quan trọng: giữa mọi người, ảnh hưởng, và mục đích.

* Giữa mọi người, nghĩa là người lãnh đạo có nhiều người (một nhóm) để lãnh đạo.

* Ảnh hưởng là khả năng chi phối người khác.

* Mục đích là cái mà một người cố gắng để đạt được.

Về cơ bản, định nghĩa này nói rằng người lãnh đạo gây ảnh hưởng đến nhiều người để đạt được một mục đích nào đó.

Nói cách khác, lãnh đạo là mối quan hệ năng động dựa trên ảnh hưởng từ hai phía và mục đích chung giữa người lãnh đạo và các cộng tác viên, trong đó cả hai bên đều tạo ra động cơ thúc đẩy và phát triển đạo đức mạnh hơn khi tác động đến một thay đổi dự kiến trên thực tế. Ba yếu tố quan trọng trong định nghĩa này là mối quan hệ, hai phía và cộng tác viên. Mối quan hệ là sự liên kết giữa mọi người. Hai phía có nghĩa là có điểm chung. Các cộng tác viên là những người làm việc hoặc hợp tác với nhau.

Định nghĩa này nói rằng lãnh đạo chịu ảnh hưởng của các cộng tác viên khi họ làm việc cùng nhau để đạt đến một mục đích quan trọng.

Xem thêm: Nghệ thuật lãnh đạo muôn thuở từ 3 vị tướng tài ba trong "Tam quốc diễn nghĩa"

Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Một nhà lãnh đạo đồng thời có thể là nhà quản lý, nhưng nhà quản lý không nhất thiết là nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo một nhóm công tác có thể xuất hiện không chính thức tùy theo lựa chọn của nhóm. Nếu nhà quản lý có thể gây ảnh hưởng đến mọi người để thực hiện mục đích của tổ chức mà không cần sử dụng quyền hạn chính thức của mình khi làm việc này, có nghĩa là người quản lý đã thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo.

Nhà quản lý cần biết cách lãnh đạo cũng như quản lý. Không có sự lãnh đạo và quản lý, các tổ chức ngày nay sẽ đối mặt với nguy cơ diệt vong. Quản lý là quá trình xác lập và thực hiện các mục đích của tổ chức thông qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo (hoặc lãnh đạo) và kiểm soát. Nhà quản lý được tổ chức thuê và trao quyền chính thức để chỉ đạo hoạt động của những người khác nhằm hoàn thành các mục đích của tổ chức. Do đó, lãnh đạo là một phần quan trọng trong công việc của nhà quản lý. Tuy nhiên, nhà quản lý còn phải lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát. Nói chung, trong công việc của nhà quản lý thì lãnh đạo giải quyết các khía cạnh liên quan đến mọi người, còn lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát giải quyết các khía cạnh hành chính. Lãnh đạo liên quan đến những thay đổi, cảm hứng, động cơ và ảnh hưởng. Quản lý liên quan nhiều hơn đến việc thực hiện các mục đích và duy trì sự cân bằng của tổ chức.

Điểm chính trong sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là ở chỗ nhân viên sẵn sàng nghe theo lãnh đạo vì họ muốn như vậy, không phải vì họ bắt buộc phải nghe theo. Người lãnh đạo có thể không có quyền hạn chính thức để khen thưởng nhân viên về kết quả hoạt động của họ. Tuy nhiên, nhân viên lại tạo ra quyền hạn cho người lãnh đạo khi tuân thủ những yêu cầu của người lãnh đạo. Trái lại, nhà quản lý có thể phải dựa vào quyền hạn chính thức của mình để bắt buộc nhân viên hoàn thành mục đích.

Lý thuyết tính cách

Vào những năm 1920 và 1930, những nghiên cứu về công tác lãnh đạo tập trung vào việc xác định những tính cách làm cho những nhà lãnh đạo khác biệt với những người không phải là lãnh đạo. Những lý thuyết sơ khởi này là những lý thuyết thiên về nội dung, tập trung vào “cái gì” tạo ra một nhà lãnh đạo hiệu quả, thay vì tập trung vào “làm thế nào” để lãnh đạo có hiệu quả. Biện pháp tiếp cận này giả định rằng các nhà lãnh đạo có một số đặc điểm thể chất, xã hội và cá nhân mang tính chất cố hữu. Một loạt các tính cách và đặc điểm đã được xác định để giúp lựa chọn những người thích hợp với vai trò lãnh đạo. Các đặc điểm về thể chất gồm có lứa tuổi từ thanh niên đến trung niên, mạnh mẽ, cao lớn và đẹp trai. Các đặc điểm về nền tảng xã hội gồm có được giáo dục tại các trường “phù hợp”, nổi bật trong xã hội hoặc sẵn sàng và có triển vọng tiến xa. Các đặc điểm xã hội gồm có sức lôi cuốn quần chúng, cuốn hút, lịch thiệp, nổi tiếng, dễ hợp tác, và xử sự khéo léo. Các đặc điểm cá nhân gồm có tự tin, dễ thích ứng, quả quyết, và tâm trí ổn định. Các đặc điểm liên quan đến công việc gồm có xu hướng nổi trội, chấp nhận trách nhiệm, có óc sáng kiến và hướng đến kết quả.

Lý thuyết tính cách nhằm mục đích xác định các tính cách có thể giúp lựa chọn ra các nhà lãnh đạo vì lý thuyết này cho rằng tính cách liên quan đến hiệu quả lãnh đạo trong nhiều trường hợp. Biện pháp tiếp cận theo tính cách để tìm hiểu về công tác lãnh đạo ủng hộ việc sử dụng các bài trắc nghiệm và phỏng vấn để lựa chọn người quản lý. Phỏng vấn thường cố gắng để so sánh tính cách và đặc điểm của ứng viên với vị trí công việc. Ví dụ như, phần lớn người phỏng vấn sẽ cố gắng đánh giá mức độ ứng viên có thể làm việc tốt với mọi người khác.

Lý thuyết tính cách không thể xác định những tính cách phân biệt giữa người lãnh đạo và người đi theo lãnh đạo. Lý thuyết này thừa nhận các tính cách chính để lãnh đạo thành công (động lực, mong muốn lãnh đạo, sự chính trực, tự tin, thông minh và kiến thức liên quan đến công việc) nhưng không đánh giá được liệu các tính cách này phải là tính cách vốn có của cá nhân liên quan hay chúng có thể được xây dựng và phát triển thông qua đào tạo và giáo dục. Không có hai nhà lãnh đạo nào giống nhau. Hơn nữa, không nhà lãnh đạo nào có tất cả các tính cách. So sánh các nhà lãnh đạo trong các tình huống khác nhau sẽ khiến liên tưởng rằng tính cách của họ phụ thuộc vào từng tình huống. Do đó, người ta đã không còn nhấn mạnh nhiều vào tính cách nữa mà chuyển sang xem xét các điều kiện tình huống (quan điểm tình huống ngẫu nhiên).

Xem thêm: Bài học đắt giá từ bộ phim đình đám "The Godfather"

Lý thuyết hành vi

Những người theo lý thuyết hành vi đã xác định những yếu tố quyết định lãnh đạo để có thể đào tạo con người thành các nhà lãnh đạo. Họ đã xây dựng các chương trình đào tạo để thay đổi hành vi lãnh đạo của các nhà quản lý và cho rằng có thể học hỏi để tạo ra phong cách lãnh đạo tốt nhất.

Lãnh đạo tạo ra sự chuyển đổi

Lãnh đạo tạo ra sự chuyển đổi là sự kết hợp giữa lý thuyết hành vi với một chút nội dung của lý thuyết tính cách. Các nhà lãnh đạo được xác định trong lý thuyết lãnh đạo tạo ra sự chuyển đổi sẽ hướng dẫn những người đi theo mình thực hiện các mục đích đã xác định bằng cách giải thích rõ vai trò và các yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo theo lý thuyết này phải là những người có sức lôi cuốn quần chúng và biết nhìn xa trông rộng, có thể truyền cảm hứng cho người khác để họ vượt qua lợi ích bản thân mà làm lợi cho tổ chức. Các nhà lãnh đạo này yêu cầu những người đi theo mình là những mẫu người lý tưởng với các giá trị đạo đức, và khuyến khích họ suy nghĩ theo cách mới hoặc cách khác với truyền thống. Các hành vi mà nhà lãnh đạo sử dụng để gây ảnh hưởng đến người khác gồm có tầm nhìn, động tác, và kiểm soát ấn tượng. Tầm nhìn là khả năng của nhà lãnh đạo để ràng buộc mọi người với một ý tưởng. Động tác là quá trình mà nhà lãnh đạo xác định mục đích các động tác của mình để cho chúng có ý nghĩa. Kiểm soát ấn tượng là nỗ lực của nhà lãnh đạo nhằm kiểm soát ấn tượng của những người khác về bản thân mình bằng cách thực hiện những hành vi khiến cho bản thân trở nên hấp dẫn hơn và cuốn hút hơn đối với người khác. Nghiên cứu này cho rằng, so với lãnh đạo trên cơ sở thương thuyết, lãnh đạo tạo ra sự chuyển đổi có liên quan chặt chẽ hơn với mức doanh thu thấp hơn, năng suất lao động cao hơn, và sự hài lòng cao hơn trong nhân viên.

Học viên Nhân sự & Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn đang phụ trách công tác Đào tạo tại Doanh nghiệp của mình? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại, thực tiễn. Vui lòng xem chi tiết tại https://hrd.com.vn/bo-chuong-trinh-huan-luyen.

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082