Đào tạo là một công cụ hiệu quả cho các nhà lãnh đạo để nâng cao năng lực doanh nghiệp. Trong một nghiên cứu gần đây, Harvard Business Review đã có cuộc khảo sát những nhà lãnh đạo quan tâm đến công tác đào tạo trong tổ chức để xem họ nghĩ như thế nào về vấn đề này. Điểm nổi bật trong các cuộc phỏng vấn của Harvard Business Review với hàng trăm nhà quản lý là tư duy tiến bộ của họ: Họ tin vào giá trị mà đào tạo đem đến cho tổ chức và đó là vấn đề cần được ưu tiên lên hàng đầu trong vai trò là người lãnh đạo.
Công tác đào tạo không còn dừng lại chỉ là nhiệm vụ riêng của bộ phận đào tạo trong doanh nghiệp. Giờ đây đào tạo là mối quan tâm của các nhà quản lý, kể cả đội ngũ quản lý cấp trung, trưởng các đội nhóm. Vậy tại sao đào tạo lại cần được ưu tiên đưa vào lịch trình bận rộn của các nhà quản lý?
Thứ nhất, họ xem vấn đề đào tạo là một công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Các nhà lãnh đạo nhận thức được rằng, sự tham gia họ trong việc phát triển tài năng là một hoạt động thiết yếu cho sự thành công trong kinh doanh. Hầu hết các nhà quản lý đem ra lý do là không có thời gian dành cho việc huấn luyện. Tuy nhiên, thời gian không phải là vấn đề nếu cho rằng huấn luyện là “hoạt động phải triển khai” thay vì “là hoạt động nên có” trong tổ chức. Dù đào tạo được diễn ra vì mục đích thu hút và giữ chân nhân tài, duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường, cố gắng giữ chân “nhân sự lõi” hay có thể là phát triển năng lực của nhân viên trong tổ chức, tất cả những nhà lãnh đạo trong khảo sát của chúng tôi đều tin rằng, đào tạo luôn là công tác được ưu tiên trong kế hoạch của họ để đạt được các mục tiêu đề ra.
Trong thực trạng hiện nay, thu hút và tuyển dụng nhân tài là một bài toán đau đầu đối với các tổ chức. Vì vậy, việc các nhà lãnh đạo có sự cam kết và chú trọng tới công tác đào tạo trong tổ chức, sẽ là một lợi thế để nhân tài tìm đến tổ chức của bạn. Hơn nữa, một tổ chức không thể thành công nếu chỉ dựa vào một cá nhân xuất chúng. Là nhà lãnh đạo, bạn cần những nhân sự giỏi, đồng thời những cá nhân này cũng cần sự định hướng từ người quản lý trong việc phát triển kỹ năng và kiến thức để sẵn sàng ứng phó với sự thay đổi nhanh chóng hiện nay.
Thứ hai, họ mong muốn được giúp đỡ người khác tiến bộ và thành công.
Những nhà quản lý này cho rằng nhân viên của mình không nhất thiết phải là những người am hiểu mọi vấn đề trong công việc, nhưng phải là những cá nhân sẵn sàng học hỏi và không ngừng phát triển kỹ năng, kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ cũng như thích nghi với hoàn cảnh thay đổi. Những nhà lãnh đạo này xem đào tạo là một phần thiết yếu trong công việc của họ. Họ tin rằng, mình có thể đóng vai trò là một người định hướng cho sự thành công của nhân viên. Một người quản lý đã nói với chúng tôi gần đây, "Giúp đỡ người khác thành công là một trong những vai trò quan trọng của lãnh đạo?"
Xem thêm: Bí quyết đào tạo để khuyến khích nhân viên phát triển
Thứ ba, những nhà quản lý này là những người rất “tò mò”.
Định hướng cho công tác huấn luyện đặt ra rất nhiều vấn đề cho các nhà quản lý. Những nhà quản lý này thực sự rất quan tâm đến việc tìm hiểu thêm cách mọi thứ đang diễn ra, những vấn đề mà mọi người đang gặp phải, những thách thức và cơ hội là gì, và những giải pháp tốt hơn cho mọi vấn đề. Sự tò mò này tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại huấn luyện giữa nhân viên và người quản lý, trong đó mọi người tự do chia sẻ quan điểm, mối nghi ngờ, những sai sót cũng như thành công của họ để cùng nhau suy ngẫm và rút ra bài học kinh nghiệm.
Thứ tư, họ quan tâm đến việc thiết lập sự kết nối.
Như một nhà quản lý đã từng nói, “Đó là lý do tại sao một người nào đó lắng nghe tôi, bởi vì họ tin rằng trong thời gian đó, tôi thực sự đang cố gắng đặt mình vào vị trí của họ”. Sự đồng cảm này cho phép người quản lý thấu hiểu về từng nhu cầu của nhân viên và điều chỉnh đào tạo một cách thích hợp. Một số nhân viên có thể tham gia huấn luyện và dễ dàng có thể tiếp thu trực tiếp những kiến thức hay kỹ năng. Tuy nhiên, những người khác cần thời gian để suy nghĩ và đi đến kết luận riêng của họ. Kết nối dựa trên sự tin tưởng giúp các nhà quản lý đánh giá tốt hơn phương pháp tiếp cận, từ đó cải thiện việc đào tạo hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, những nhà quản lý này thường không tư duy theo hệ thống phân cấp. Một nhà lãnh đạo gần đây đã nói với chúng tôi, “Tất cả chúng ta đều có việc phải làm, tất cả chúng ta đều quan trọng, và tất cả chúng ta đều có thể được thay thế. Do đó, không ai ở trên bất cứ ai. Làm việc cùng nhau và xem chúng ta có thể đi đến đâu.”
Môi trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi người quản lý phát triển một tư duy đào tạo. Nhà quản lý cần đặt ra câu hỏi: Tổ chức của bạn đã có đủ những kỹ năng cần thiết để cạnh tranh chưa? Nếu chưa, tại sao? Bạn đã tuyển dụng những cá nhân chưa phù hợp, hay liệu các cá nhân trong tổ chức của bạn đã phát huy hết tài năng chưa? Nếu điều sau là đúng, công việc của các nhà lãnh đạo là phát triển những tiềm năng bên trong cho nhân viên của mình.
Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng đội nhóm để tối ưu hiệu quả quản trị
Nguồn: Harvard Business Review
Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy
Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY