Triết lý quản trị làm nên thành công của tỷ phú giàu nhất thế giới Jeff Bezos

Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos được biết đến là người phát minh và tạo ra cuộc cách mạng đột phá trong ngành thương mại điện tử. Sau nửa cuộc đời gây dựng phát triển Amazon, ông hiện nay là người giàu nhất lịch sử với khối tài sản 150 tỷ USD.

Triết lý giúp Jeff Bezos xây dựng từ một nhà bán lẻ trực tuyến thành một đế chế dẫn đầu với vốn hóa thị trường hiện tại hơn 760 tỷ đô la được thể hiện qua những lá thư của ông cho hội đồng cổ đông kể từ khi Amazon ra mắt vào năm 1998. Warren Buffett đã từng nhận định, không có nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ nào viết thư hàng năm cho các cổ đông khôn ngoan như Jeff Bezos. Điểm nổi bật từ những báo cáo đầu tiên cho đến nay, những triết lý kinh doanh của ông được đề cập một cách nhất quán bao gồm: Xây dựng văn hóa tổ chức, mạo hiểm và tập trung vào dài hạn.

Xem thêm: Nắm bắt 5 cấp độ lãnh đạo để trở thành nhà lý tài ba

Dưới đây là 5 bài học rút ra từ những thành công của vị tỷ phú Jeff Bezos:

1. Quan sát khách hàng thay vì đối thủ cạnh tranh

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thường bị ‘ám ảnh’ về đối thủ cạnh tranh: Họ chờ đợi và quan sát những thay đổi từ phía đối thủ, sau đó cố gắng chạy theo xu thế. Thay vào đó, Amazon lại tập trung vào chiến thuật phát triển dựa trên việc lắng nghe và tập trung vào cảm nhận khách hàng. Ví dụ, Amazon đã xây dựng dịch vụ Amazon Web Services (AWS), được thiết kế để giải quyết những rắc rối về ứng dụng lưu trữ quá đắt đỏ trong khi không đủ hiệu suất để hỗ trợ cho sự phát triển nhanh chóng trong tổ chức. AWS hiện là doanh nghiệp trị giá hơn 10 tỷ đô la.

"Nhiều công ty xây dựng chiến lược “tập trung khách hàng”, nhưng nói một đường làm một nẻo. Hầu hết các công ty công nghệ lớn hiện nay tập trung vào đối thủ cạnh tranh. Họ xem những gì người khác đang làm, và sau đó nhanh chóng chạy theo", ông viết trong một lá thư năm 2015.

Bài học rút ra: Để trở thành người dẫn đầu, bạn phải tập trung vào khách hàng để phát triển tổ chức thay vì chỉ nhìn vào đối thủ cạnh tranh.

2. Mạo hiểm để dẫn đầu thị trường

Amazon phải thất bại 3 lần để khởi động thành công nền tảng bán hàng trực tuyến. Công ty này bắt đầu với ý tưởng Amazon Auctions, tương tự với mô hình được eBay triển khai thành công hiện nay. Sau thất bại của Amazon Auctions, zShops được hình thành và cay đắng chịu thất bại lần hai. Và cuối cùng nó trở thành Amazon Marketplace như hiện nay, chiếm gần một nửa số đơn vị được bán trên Amazon.com.

"Dù với tỷ lệ xác suất thành công 10%, hãy đặt cược và nắm lấy cơ hội đó” Bezos đã viết trong lá thư đầu tiên của mình (1997). "Thất bại và sáng kiến là hai yếu tố không thể tách rời. Để sáng tạo ra những ý tưởng đột phá, trước tiên bạn phải thử nghiệm và sẵn sàng đối mặt với thất bại”

Bài học rút ra: Hãy đưa ra quyết định táo bạo và quyết đoán. Ngay cả khi những quyết định của bạn không thành công, bạn chắc chắn sẽ học được những bài học để đời từ thất bại.

Xem thêm: Tỷ phú Jack Ma: Muốn sống đơn giản, đừng làm lãnh đạo

3. Biến nhân viên thành người những làm chủ trong doanh nghiệp

Khi Bezos viết điều này trong lá thư trong năm đầu tiên, Bezos có 614 nhân viên. Hiện nay, con số nhân viên đang làm việc cho Amazon là 566.000 và ước tính sẽ tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới.

Một đặc trưng quan trọng của Amazon là sử dụng quyền mua cổ phiếu (stock-options) trong tuyển dụng. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài cho tổ chức, trong đó, chúng tôi cho họ lựa chọn Quyền mua cổ phiếu thay vì chỉ nhận tiền mặt", Bezos viết trong bức thư năm 1997. "Chúng tôi nhận thức được sự thành công của mình phụ thuộc phần lớn vào việc thu hút và giữ chân đội ngũ nhân viên có động lực làm việc, để làm được điều này, họ phải thực sự là là những chủ nhân trong tổ chức".

Bài học rút ra: Cho dù hình thức là cổ phiếu, lợi tức hoặc chia sẻ lợi nhuận, hãy biến nhân viên thành những đồng chủ nhân, góp phần xây dựng vào thành công của tổ chức.

4. Xây dựng một nền văn hóa phù hợp với tổ chức của bạn

Đặc trưng văn hóa của Amazon nổi tiếng với tốc độ nhanh và tiết kiệm chi phí, phù hợp với mô hình phát triển và lĩnh vực phát triển của công ty.

"Chúng tôi không bao giờ cho rằng phương pháp tiếp cận của mình luôn đúng - tuy nhiên đó là con đường phù hợp với chúng tôi", Bezos đã viết trong bức thư năm 2015. "Trong hai thập kỷ qua, chúng tôi đã tập hợp được một đội ngũ có cùng chí hướng - những người đã góp phần tiếp thêm sức mạnh và sự đa dạng cho tổ chức "

Bài học rút ra: Không có một chuẩn mực văn hóa nào áp đặt cho mọi một công ty. Vấn đề là tổ chức phải quyết định được những yếu tố quan trọng và phù hợp với mình, nhất quán thực hiện và đảm bảo mọi cá nhân hiểu cũng như cam kết lâu dài.

5. Trao quyền trong một giới hạn nhất định để tránh thói quan liêu

Bezos lập luận rằng có hai loại quyết định: Quyết định loại 1 - những quyết định không thể đảo ngược đòi hỏi sự tham gia của đội ngũ giám đốc điều hành cấp cao; và quyết định loại 2 - những thay đổi có thể điều chỉnh nếu phạm sai lầm, mà theo ông, cần sự tham gia rộng rãi hơn của đội ngũ nhân viên trong tổ chức.

"Các quyết định loại 2 có khả năng cũng như nên được thực hiện nhanh chóng bởi các cá nhân hoặc nhóm nhỏ" Bezos viết trong bức thư năm 2015. "Khi các tổ chức mở rộng quy mô, chúng dường như có khuynh hướng ra sử dụng quy trình ra quyết định loại 1 trên hầu hết mọi vấn đề, bao gồm nhiều quyết định loại 2".

Hệ quả là điều này tạo ra sự trì trệ và sự lãng phí nguồn lực trong tổ chức. Nhận thức được điều này đã giúp Amazon tập trung nguồn lực và phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi và trở thành một trong những tổ chức lớn nhất thế giới hiện nay.

Bài học rút ra: Để tiếp tục đổi mới, hãy phân quyền xuống các cấp thấp hơn trong tổ chức.

Xem thêm: BSC - Hệ thống quản lý chiến lược hàng đầu của các nhà lãnh đạo

Nguồn: CNBC – World Business News Leader

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082