4 xu hướng đào tạo trực tuyến đối với ngành nhân sự

Giống như bất kỳ ngành nào, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã và đang thúc đẩy những thay đổi lớn trong lĩnh vực Đào tạo nhân lực, đặt ra cho các công ty những cơ hội và thử thách trong việc phát triển lực lượng lao động một cách hiệu quả. Dưới đây là 4 xu thế trong lĩnh vực Đào tạo trực tuyến trong tương lai.

1. Áp dụng công nghệ Thực tế ảo (Virtual Reality)

10 năm trước là thời đại phát triển của E-learning. 5 năm trước, con người đối mặt với sự phát triển chóng mặt của Mobile-learning. Và ngày nay, Công nghệ thực tế ảo (Virtual reality - VR) đang được dự đoán sẽ trở thành xu thế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực Đào tạo nhân lực.

Thực tế ảo - VR là thuật ngữ miêu tả một môi trường được giả lập bởi con người. VR đem lại những trải nghiệm thực tế nhất cho con người thông qua các ứng dụng phần mềm, và đang ngày càng được nhiều công ty áp dụng vào chương trình đào tạo nhân lực. Ví dụ, Tập đoàn KFC sử dụng VR để dạy cho các đầu bếp cách chiên gà. Gần đây, Wal-mart mở 187 trung tâm đào tạo nhân viên sử dụng trò chơi thực tế ảo để đào tạo và chuẩn bị cho các tình huống như Black Friday hoặc trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong hệ thống cửa hàng.

Hiện nay, VR là một thách thức đối với các công ty khi đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, với tính năng vượt trội và hữu dụng, công nghệ VR sẽ tiếp tục phát triển mạnh và được dự đoán có nhiều bước đột phá, đặc biệt sẽ trở nên phổ biến trong lĩnh vực Đào tạo nhân lực.

2. Áp dụng nguyên lý “Gamification”

“Gamification” đã và đang được áp dụng trong một số lĩnh vực như Marketing và Sales, quản trị doanh nghiệp, và sẽ là xu hướng phát triển trong ngành đào tạo nhân sự trong thời gian tới.

“Gamification” được hiểu là việc mang các yếu tố trò chơi điện tử vào trong những ứng dụng với mục đích giúp nhân viên tăng năng suất làm việc. Nhằm biến quá trình làm việc thông thường như thiết lập mục tiêu, kết quả then chốt, công việc, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện, trao đổi, phản hồi giữa nhân viên và nhà quản lý trở thành một trải nghiệm thú vị như việc chơi game. Trong đào tạo nhân sự, việc biến quá  trình học là một trò chơi thông qua “Gamification” – ăn khớp giữa khoa học hành vi và công nghệ xã hội – là một trào lưu mới mẻ và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Deloitte là ví dụ cho việc áp dụng nguyên lý “Gamification” hiệu quả trong lĩnh vực Đào tạo khi tăng đáng kể lượng người tham gia chương trình đào tạo Deloitte Leadership Academy (Học viện Lãnh đạo Deloitte – DLA). Nhờ sự tích hợp “trò chơi rất dễ gây nghiện” vào DLA mà số lượng người sử dụng quay trở lại trang web mỗi tuần tăng 37%. Ngoài ra, rất nhiều các công ty như Wal-mart, Domino’s Pizza, Samsung, Microsoft, Google,… hiện nay cũng đang áp dụng thành công “Gamification” vào các chương trình đào tạo của mình.

Xem thêm: Tăng hiệu quả làm việc của tổ chức với "đội ngũ siêu sao"

3. Đẩy mạnh phương pháp “Social Learning”

Trong những năm gần đây, khái niệm “Social learning” dần được đưa vào sử dụng trong môi trường làm việc, được hiểu là việc học hỏi từ việc tương tác với đồng nghiệp, đặc biệt là thông qua các mạng xã hội như facebook, email, các diễn đàn, video... Hiện nay, những thay đổi trong cơ cấu lực lượng lao động đòi hỏi sự cần thiết của “Social Learning” như một phần không thể thiếu trong các chiến lược đào tạo và phát triển, ảnh hưởng bởi hai thực tế:

Thứ nhất, việc ngày càng gia tăng số lượng các công ty đang sử dụng lực lượng lao động phân tán, các mạng truyền thông xã hội nội bộ cho việc học và phát triển đang đóng một vai trò quan trọng trong việc trao đổi ý tưởng liền mạch.

Thứ hai, tỷ lệ thế hệ Y trong lực lượng lao động đang gia tăng liên tục. Thế hệ Y đã lớn lên với phương tiện truyền thông xã hội và tìm thấy email một phương tiện rất không hiệu quả để giao tiếp. Vì vậy, họ sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thường xuyên để chia sẻ các tập tin, video và giao tiếp hiệu quả.

“Social Learning” là một xu thế được bộ phận Đào tạo trong các công ty sử dụng rộng rãi hiện tại và là xu hướng dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

4. Cá nhân hóa đào tạo

Các công nghệ kỹ thuật số như phương tiện truyền thông xã hội và phân tích dữ liệu hiện nay đẩy mạnh vấn đề cá nhân hoá trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, các chương trình đào tạo và phát triển cũng ngày càng trở nên được cá nhân hóa. Việc cá nhân hóa trong đào tạo là phương pháp hữu hiệu nhằm cung cấp những nhân tố tài năng cho tổ chức, từ đó đem lại hiệu quả cho công ty trong việc phát triển bền vững trong tương lai. Trong thời gian tới, ngày càng nhiều các công ty, đặc biệt là các tập đoàn lớn, sẽ coi đây là biện pháp hữu hiệu để phát triển nguồn nhân lực của mình.

Xem thêm: Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow và mô hình ERG để tạo động lực cho nhân viên

Tham khảo ngay Bộ chương trình chuẩn phát triển Năng lực đội ngũ

Tham khảo khóa đào tạo “Hệ thống BSC - KPIs: Từ chiến lược đến quản trị hiệu quả công việc"

 

Nguồn: Internet

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082