Thuyết lãnh đạo tình huống được hai nhà nghiên cứu về Thuật lãnh đạo là Paul Hersey và Ken Blanchard khởi xướng. Paul Hersey đã phát triển mô hình này và huấn luyện cho 14 triệu nhà quản lý tại hàng nghìn công ty khắp thế giới.
Mô hình Thuyết lãnh đạo tình huống của Paul Hersey bao gồm 4 nhóm:
1. Telling (S1): Lãnh đạo chỉ bảo người của mình chính xác những việc cần làm và cách thức để tiến hành công việc đó.
2. Selling (S2): Lãnh đạo biết cách trao đổi, định hướng và biết cách thông đạt bằng trao đổi hai chiều.
3. Participating (S3): Lãnh đạo tập trung vào các mối quan hệ nhưng lại ít chú tâm vào định hướng vì họ thích chia sẻ công việc và trách nhiệm với nhân viên.
4. Delegating (S4): Lãnh đạo giao hầu hết các công việc và trách nhiệm cho nhân viên nhưng vẫn theo dõi tiến độ và kết quả công việc.
Thuyết lãnh đạo tình huống (SLII) tiếp tục được Ken Blanchard nâng cấp và triển khai tại nhiều tập đoàn đa quốc gia. SLII được phát triển như một công cụ tư vấn lãnh đạo với các form mẫu trắc nghiệm cá nhân như nhận thức bản thân (self-awareness) hay phong cách lãnh đạo (leadership style).
I - Phong cách lãnh đạo S1: Directive Leader - Hình mẫu nhà lãnh đạo độc tài
Trong tình huống cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng, một nhà lãnh đạo có quyền thể thể hiện một chút sự độc tài. Nhân viên cấp dưới cần phải thông cảm với điều này. Nếu quyết định đó tỏ ra hiệu quả mà tính chất quan trọng của công việc không quá cao.
Nhưng cần phải lưu ý để sự độc tài đó không biến thành một thói quen, ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Trong những trường hợp đòi hỏi góc nhìn nhiều chiều để xử lý vấn đề phức tạp, nhà lãnh đạo cần kiểm soát sự độc tài để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Nhà lãnh đạo có phong cách này thường có năng lực cá nhân cao và cảm thấy tự mình giải quyết vấn đề sẽ hiệu quả hơn việc phân chia và giao việc cho người khác. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc thay đổi, đối tượng này có thể trở thành chuyên gia xuất sắc trong tương lai.
II - Phong cách lãnh đạo S2: Coaching Leader - Hình mẫu nhà lãnh đạo lý tưởng
Đối tượng này thường tạo ra sự khâm phục khẩu phục từ phía cán bộ nhân viên. Nhà lãnh đạo cần phải thấu hiểu con người, tâm lý của từng cá thể và khả năng chọn người, cùng với năng lực kỹ thuật cần thiết để hướng dẫn người khác.
Nhà lãnh đạo có phong cách này gần như ít bộc lộ khuyết điểm, tuy nhiên đôi khi vẫn xuất hiện các đối thủ gây khó khăn, khiến nhà lãnh đạo bộc lộ sở đoản về khả năng xử lý tình huống hay sự lạm quyền.
Nhà lãnh đạo này có xu hướng trở thành người quản trị mẫu mực trong tổ chức.
III - Phong cách lãnh đạo S3: Supporting Leader - Hình mẫu nhà lãnh đạo dễ tính
Nhà lãnh đạo thân thiện và cởi mở với nhân viên. Đôi khi, chính sự cởi mở này tạo ra sự sự tin cho đội nhóm. Việc thấu hiệu tâm lý của nhân viên là một điểm cộng, giúp khắc phục những thiếu sót về mặt chuyên môn.
Chính sự thân thiện dễ khiến nhà lãnh đạo làm chậm tiến độ công việc, làm mất phương hướng so với những mục tiêu chính.
Những nhà lãnh đạo có xu hướng này có thể trở thành những người hoạt động xã hội trong tương lai vì họ không thích quản lý về tiền bạc và hay chú ý đến tâm lý của con người.
IV - Phong cách lãnh đạo S4: Delegating Leader - Hình mẫu nhà lãnh đạo nhu nhược
Nhà lãnh đạo theo phong cách này có khả năng chọn người và tin tưởng vào người mình chọn. Người sếp này cũng dễ khiến nhân viên cảm thấy quá thoải mái. Để đảm nhiệm tốt vị trí lãnh đạo, họ cần phải có tầm nhìn xa và có khả năng chọn người phù hợp.
Việc theo đuổi phong cách lãnh đạo này khiến họ không chú ý đến các bản kế hoạch chi tiết, từ đó nhân viên có thể lợi dụng. Họ cần phải chờ đợi và phụ thuộc vào sự hoàn tất của người được giao nhiệm vụ.
Những người thuộc nhóm này có xu hướng trở thành những nhà nghiên cứu khoa học nếu được phát triển tốt.
Bài viết tham khảo: Growth mindset và Fixed mindset - Thay đổi tư duy như thế nào để tiến nhanh trong công việc?
Bài viết tham khảo: Sắp xếp và kết nối công việc nhóm (Phần 1)
Bài viết tham khảo: Quản lý sự nghiệp - chìa khóa cho sự phát triển dài lâu
Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY