Nhà nhân sự nên làm gì để xây dựng sự tôn trọng trong tổ chức?

Trong nghiên cứu gần đây của Christine Porath với gần 20 ngàn nhân viên trên toàn thế giới cho thấy rằng: yếu tố ảnh hưởng đến thái độ làm việc nhất chính là cảm giác được tôn trọng từ các nhà lãnh đạo.
Một môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau khiến nhân viên trung thành và cống hiến nhiều hơn. Tại nơi làm việc, xây dựng sự tôn trọng trong tổ chức không nhất thiết phải có sự thay đổi lớn về chính sách nhân sự mà chủ yếu là từ ý thức và cách thực hiện của từng người.

1. Xây dựng tinh thần trách nhiệm tôn trọng người khác

Phẩm chất của mỗi nhân viên nên được nhìn nhận và tôn trọng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những nhân viên cấp thấp. Trong một nghiên cứu về giá trị công việc của Jane Dutton (Đại học Michigan), Gelaye Debebe (Đại học George Washington) và Amy Wrzesniewski (Yale) cho thấy trường hợp: nhiều nhân viên tạp vụ tại bệnh viện nói rằng họ có thêm động lực làm việc nhờ những cử chỉ thiện ý của người khác như cái chào đơn giản của bác sĩ hay chỉ là hành động giữ cửa bình thường. Một vài đồng nghiệp khác của họ lại không được may mắn như vậy, những người này thường xuyên cảm thấy vô hình hoặc bị ra rìa khỏi các hoạt động của bệnh viện.

Ngay tại các công ty uy tín, vấn đề về sự tôn trọng nhân viên cũng là mối quan tâm hàng đầu. Ấn tượng đầu tiên của trợ lý bán hàng tại Apple về vị CEO của công ty như sau: “Đối với Tim Cook, không có bất cứ câu hỏi nào là ngu ngốc. Ông ấy trả lời như thể tôi là người quan trọng ngang cỡ Steve Jobs. Cách nhìn, giọng nói, những đoạn nhấn nhá của ông ấy khiến tôi thực sự cảm nhận được vai trò của mình trong cả chục ngàn bộ phận không thể tách rời tại Apple.”

2. Biết cách để truyền đạt sự tôn trọng tại nơi làm việc

Nhà nhân sự có thể tạo ra một môi trường làm việc tôn trọng lẫn nhau và đem lại các giá trị xã hội qua từng ngày. Một vài ví dụ về hành vi tôn trọng người khác có thể kể đến như lắng nghe chủ động và cởi mở chấp nhận sự khác biệt. Đối với các nhà quản trị, hành động thể hiện sự tôn trọng nhân viên chính là phân công các nhiệm vụ quan trọng, thẳng thắn cho lời khuyên, để họ tự do theo đuổi sự sáng tạo trong các ý tưởng, quan tâm đến các vấn đề đời sống và công khai hỗ trợ họ trong một số tình huống.

Nhà quản trị nhân sự cũng cần chú ý đến các chuẩn mực khác nhau của sự tôn trọng; tùy theo môi trường mà các hành vi sẽ có sự thay đổi. Có thể lời chào thân thiện vào buổi sáng được chấp nhận ở nơi này nhưng lại gây phiền phức ở một nơi khác. Hoặc như việc nhận được lời khen ngợi lẫn phản biện trong suốt buổi thực tập thuyết trình có thể là sự tôn trọng ở môi trường này nhưng lại là sự xúc phạm ở môi trường khác chẳng hạn.

Xem thêm: Làm sao để trở thành nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng?

3. Nhận thức hiệu ứng lan tỏa của sự tôn trọng

Sự tôn trọng cũng như những hành vi lãnh đạo thường được thực hiện giống nhau ở toàn bộ công ty và phát triển theo hình xoắn ốc từ trên xuống. Từ đó văn hóa này định hình cách nhân viên đối xử với khách hàng, đối tác và những thành viên khác của cộng đồng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những công ty được bình chọn có dịch vụ khách hàng kém nhất lại cũng nằm trong danh sách “nơi làm việc tồi tệ” nhất.



4. Khuyến khích nhân viên tự xây dựng sự tôn trọng cho bản thân

Việc đảm bảo tinh thần tôn trọng lẫn nhau tại công ty rất quan trọng, tuy nhiên các nhà nhân sự nên khuyến khích nhân viên tự xây dựng sự tôn trọng cho bản thân từ chính những thành quả trong công việc của mình. Nhà quản trị nhân sự nên tập trung vào các tiêu chuẩn đánh giá năng lực một cách minh bạch hơn là so sánh với những người khác. Điều này sẽ giúp nhân viên có thêm động lực để phát triển công việc.

5. Sự tôn trọng luôn dành cho tất cả mọi người

Tất cả các nhân viên của công ty đều có quyền được tôn trọng bởi người khác, vị trí của một người trên sơ đồ thứ bậc không quyết định đến mức độ tôn trọng mà họ nên có, từ người gác cổng đến giám đốc điều hành. Nhưng với từng vai trò và trách nhiệm của mỗi người, sự tôn trọng về thành quả công việc chỉ xuất hiện khi họ đáp ứng hoặc vượt qua những tiêu chuẩn năng lực tương ứng.

Xem thêm: 3 văn hóa không thể bỏ qua để xây dựng môi trường làm việc hiệu quả

6. Nhìn nhận sự tôn trọng là tiết kiệm chứ không phải lãng phí thời gian.

Thể hiện sự tôn trọng người khác không hề tốn thời gian, thậm chí còn là những tương tác thông thường như lắng nghe ai đó một cách tích cực, giúp họ nhận ra giá trị của bản thân với công ty. Christine Porath cho rằng quan điểm không đủ thời gian để tôn trọng người khác chỉ là những lời lẽ biện minh trống rỗng. Theo nghiên cứu của Porath, những nhà điều hành tốn 7 tuần trong một năm vì phải đối phó với những hậu quả của hành vi thiếu tôn trọng.

7. Sự tôn trọng nên đi kèm với chân thành

Sự tôn trọng nếu không được thể hiện đúng mực, nhất quán và phù hợp sẽ gây ra nhiều mối nguy hại cho tổ chức. Nhân viên sẽ nhận ra biểu hiện mơ hồ, không minh bạch của nhà nhân sự hoặc lãnh đạo, họ có thể đánh mất niềm tin vào nhà quản trị và những lời khen ngợi sau đó sẽ bị xem như màn kịch giả dối. Bởi vì các nhân viên xem sự chân thành là một trong các biểu hiện giá trị nhất của sự tôn trọng nên nếu lời khen ngợi không mang tính trung thực thì sự tôn trọng dành cho họ cũng không còn tác dụng gì nữa.

Theo Harvard Business Review

Học viên Nhân sự & Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn đang phụ trách công tác Đào tạo tại Doanh nghiệp của mình? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại, thực tiễn. Vui lòng xem chi tiết tại https://hrd.com.vn/bo-chuong-trinh-huan-luyen.

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082