Quản trị nhân sự bằng công cụ DISC

1. Tại sao DISC là công cụ hữu dụng?

Đầu tiên, DISC là công cụ đo lường khả năng của con người cực kỳ mạnh mẽ và chính xác. DISC giúp bạn nhận diện được người khác thông qua các nhóm hành vi, tính cách của họ.

Khi hiểu rõ về DISC, người lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp biết cách bố trí nhân lực như thế nào để xây dựng lên một nhóm làm việc hiệu quả, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quản lý xung đột, tuyển dụng nhân sự phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, đào tạo và huấn luyện nhân sự hợp lý…

DISC còn được dùng để xây dựng tiêu chí đánh giá hành vi. Đó là lý do tại sao bạn có thể hiểu rõ khả năng của bạn và nắm bắt được đối tượng giao tiếp của bạn thuộc người có kiểu hành vi gì. Nhờ đó mà bạn có thể dễ dàng xoay chuyển tình thế, biến bất lợi thành có lợi, gây ảnh hưởng lên đối tác để đạt được mục đích khi giao tiếp.

2. Mô hình DISC là gì?

Theo phân tích của DISC, tính cách của mỗi người trong số chúng ta đều nằm trong 4 khuôn mẫu hành vi của 4 nhóm: D (Dominance - Nhóm thống trị), I (Influence – Nhóm ảnh hưởng), S (Steadiness - Nhóm kiên định), C - (Compliance - Nhóm tuân thủ). Cụ thể hơn:

Nhóm D – Nhóm thống trị: Họ rất xông xáo, mạnh mẽ, tự tin, thiếu kiên nhẫn, luôn đòi hỏi, bản lĩnh, chủ động, quyết tâm, tập trung, năng động, hướng tới kết quả công việc.

Nếu bạn đã làm các công việc kinh doanh, chắc chắn bạn đang có nhiều D trong tính cách của bạn. Những nhà kinh doanh đại tài, những chủ doanh nghiệp thành công, hay những bác sĩ giỏi thường có D cao bởi vì ưu tiên hàng đầu của họ chính là đạt được kết quả. Họ thường nhìn thấy bức tranh tổng thể và đi thẳng vào vấn đề, họ chẳng ngại đối mặt với thử thách.

Nhóm I – Nhóm ảnh hưởng: Họ rất nhiệt tình, thuyết phục, nói nhiều, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát, hòa nhã, lạc quan, thích cái mới, dễ thích nghi, hướng tới con người.

Nhóm người I rất cởi mở nên rất dễ kết bạn. Họ có thể kết bạn với bất kỳ ai kể cả cái cột điện hay cái cây ven đường. Đời sống của họ rất tích cực và những người khác có xu hướng hấp dẫn năng lượng từ nhóm người này. Những người này thích ăn mặc màu mè và có hay để mọi thứ lộn xộn. Họ thực sự đặt sự quan tâm vào người khác và thích tương tác với họ.

Nhóm S – Nhóm kiên định: Họ rất điềm đạm, từ tốn, ổn định, trung thành, chín chắn, kiên định, nồng ấm, sâu sắc, lắng nghe có kế hoạch, đáng tin cậy, tận tâm, trách nhiệm, quan tâm tới con người.

Nhóm S là những người có luôn giúp đỡ. Họ thường là những nhân viên hỗ trợ, như y tá, thư ký, trợ lý… Họ rất giỏi với vai trò của mình bởi vì họ quan tâm tới người khác và họ mong muốn chăm sóc những người xung quanh. Nếu bạn bán hàng cho người S, họ thường quyết định rất lâu và cần phải thuyết phục họ nhiều hơn chút nữa thông qua các bằng chứng thực tế đã hiệu quả và hãy hỗ trợ họ ra quyết định mua hàng của bạn. Họ rất cần sự an toàn. Hãy để cho họ nói hết quan điểm của họ xong thì bạn mới bắt đầu bán hàng. Lúc đó bạn chắc chắn thành công.

Nhóm C – Nhóm tuân thủ. Họ luôn chuẩn xác, bình tĩnh, cầu toàn, nghiêm túc, cẩn trọng, lịch lãm, có trật tự, công bằng, rõ ràng, thận trọng, kỷ luật, logic và luôn hướng tới tính kỹ thuật.

Họ thường là những kế toán, kỹ sư, luật sư… Về bản chất họ thường quan tâm tới chi tiết, hệ thống và họ rất giỏi về những vấn đề logic. Họ đặc biệt chú ý tới chất lượng và tính chính xác, đánh giá chuyên môn và phương pháp dẫn tới những thành công trong quá khứ.

Xem thêm: Tăng hiệu quả làm việc của tổ chức với "đội ngũ siêu sao"

3. Đọc mô hình DISC như thế nào?

Thực hiện 1 quy trình 3 bước sẽ xác nhận được tính cách của một ai đó.

Bước 1: Xác minh xem người đó là người chủ động hay bị động. Người chủ động là người mở đầu cuộc nói chuyện thường nói to, rõ ràng, tính chủ động, nhanh nhẹn, hoạt bát và có một sự hiện diện rõ ràng. Người bị động thường thận trọng và chờ đợi cho đến khi người khác chủ động, họ nói chuyện nhẹ nhàng, di chuyển lặng lẽ và không gây chú ý với người khác.

Bước 2: Đánh giá xem liệu một người nào đó tập trung vào công việc hay tập trung vào con người. Việc tập trung vào công việc và các quy trình là đặc trưng của người tập trung vào công việc. Một người có hành vi tập trung vào công việc yêu cầu kiến ​​thức, các dữ liệu, các lý do và thích tham gia vào các cuộc thảo luận. Họ đưa ra quyết định dựa trên thực tế. Mặt khác, hành vi tập trung vào con người được đặc trưng bởi một thực tế rằng một người muốn có quan hệ tốt với những người khác và người này có tính cách hài hòa và tránh các cuộc thảo luận hoặc xung đột. Họ đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc.

Bước 3: Đây là sự kết hợp các kết quả của bước 1 và 2. Điều này là một trong các tính cách của mô hình DISC:

  • Chủ động + Tập trung vào công việc = Thống trị (Nhóm D)
  • Chủ động + tập trung vào con người = Ảnh hưởng (Nhóm I)
  • Thụ động + tập trung vào con người = Kiên định (Nhóm S)
  • Thụ động + tập trung vào công việc = Tuân thủ (Nhóm C)

4. Ứng dụng DISC như thế nào trong quản trị nhân sự?

Mỗi nhóm tính cách lại mang trong mình một điểm mạnh, điểm yếu, thiên hướng cũng như thói quen khác nhau. Từ đó, nó ảnh hưởng đến cách làm việc, ứng xử và hợp tác. Dưới đây là một vài lời khuyên trong khi làm việc với từng nhóm tính cách:

Nhóm D – Dominance

  • Cho người nhóm D thấy họ là số 1 (hoặc cách để trở thành số 1).
  • Không nên quá chi li trong công việc.
  • Mọi thứ phát sinh đều cần có lý do hợp lý của nó.
  • Luôn dành những lời khen cho họ.
  • Trao họ quyền hạn nhất định (nên là quyền lãnh đạo hoặc tự chủ).
  • Thường xuyên tạo những thay đổi mới trong môi trường làm việc và để họ giải quyết các vấn đề mới.

Nhóm I – Influences

  • Luôn tỏ ra tích cực và ủng hộ các ý kiến của họ.
  • Quan tâm đến cảm xúc của họ.
  • Cho thấy không chỉ sự quan tâm mà còn sự khâm phục trước tài năng của họ.
  • Không nên quá chi li trong công việc.
  • Tránh các công việc lặp lại.
  • Khen thưởng cá nhân thường xuyên với những người thuộc nhóm I.

Nhóm S – Steadiness

  • Mọi vấn đề bạn muốn bàn bạc hoặc giao cho họ cần có lý do cụ thể.
  • Cung cấp dữ liệu và bằng chứng sẽ giúp họ làm việc đảm bảo và nhanh chóng hơn.
  • Người nhóm S khá ngại rủi ro nên khi bắt đầu một dự án cần đảm bảo với họ rằng cách làm của bạn đã hạn chế rủi ro nhất có thể.
  • Không nên phản ứng quá gay gắt với người nhóm S.
  • Quan tâm đến người nhóm S theo cách chân thành và ngưỡng mộ sự kiên trì của họ.

Nhóm C – Compliance

  • Khi đưa ra và đề xuất ý kiến cần giải thích cặn kẽ.
  • Nhóm C không thích sự qua loa và thiếu Logic.
  • Đưa những dữ liệu phân tích chi tiết nhất để đảm bảo người nhóm C sẽ làm được tốt nhất.
  • Dành thời gian cho người nhóm C suy nghĩ & phản biện vì họ thích nhìn sâu vào vấn đề và việc này sẽ cần chút thời gian.
  • Nhóm C không phải mẫu người vội vã.
  • Không nên phản ứng quá gay gắt với người nhóm S.
  • Cẩn trọng hỏi về những thứ bạn cần họ giải thích.

Xem thêm: Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow và mô hình ERG để tạo động lực cho nhân viên

Lời khuyên đối với các nhà quản lý khi áp dụng mô hình DISC

1. Xác định rõ ràng phong cách học tập cũng như làm việc của một cá nhân. Khi có được những thông tin này, người quản lý có thể biết được cách thức phát triển và bồi dưỡng phù hợp đối với từng nhân viên cũng như cách quản lý sao cho các nhân viên đạt được hiệu quả làm việc cao nhất.

2. Tránh việc thường xuyên xếp hai người cùng thuộc nhóm D (Dominant – Xông xáo) vào chung một nhóm hay một dự án vì cả hai đều muốn nắm giữ vị trí lãnh đạo.

3. Giao cho nhân viên những vai trò phù hợp với tính cách của họ. Nếu nhân viên được giao những nhiệm vụ yêu cầu họ phải thể hiện những tính cách mâu thuẫn với con người thực, họ có thể cảm thấy căng thẳng và bất mãn với công việc.

4. Hình thành một tập hợp những người có tính cách khác nhau vào một nhóm (nếu có thể).

5. Xác định được mỗi nhân viên thuộc về nhóm tính cách nào để có thể giao cho họ những công việc có thể tận dụng tối đa thế mạnh của họ.

Tham khảo ngay Bộ chương trình chuẩn phát triển Năng lực đội ngũ

Tham khảo khóa đào tạo “Hệ thống BSC - KPIs: Từ chiến lược đến quản trị hiệu quả công việc"

Nguồn: Internet

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082