Xây dựng một tổ chức ham học hỏi

Bạn có cảm giác như việc đào tạo quá tốn kém hay có lẽ bạn không thể để mất thời gian làm việc được. Hay có lẽ bạn không muốn cho các nhân viên của mình tham gia một khóa học mà theo bạn chẳng khác nào tặng không cho họ một kỳ nghỉ ngắn. Ở một chừng mực nào đó thì những cách nghĩ này cũng có thể hiểu được đối với những ai chỉ chăm chăm vào kết quả trước mắt, như sản lượng sản xuất cho ngày mai hay doanh thu bán hàng hôm nay. Tuy nhiên liệu cách nghĩ này có ý nghĩa gì không đối với những người đang tìm kiếm sự tăng trưởng và thành công lâu dài?

ĐẦU TƯ VÀO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC

Tuy nhiên, sự sơ suất này dường như rất phổ biến. Các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào các tòa cao ốc, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, trong khi đó lại ngó lơ món tài sản có giá trị nhất của mình, đó là những người làm ra sản phẩm, tiếp xúc với khách hàng và vận hành các quy trình nội bộ quan trọng để thành công. Thay vào đó ngày càng có nhiều công ty cắt giảm ngân sách cho đào tạo và giáo dục.

Các chuyên gia kinh doanh hiểu được những yếu tố chủ chốt, quyết định thành công lâu dài thường tiếp cận theo hướng ngược lại, họ đặt câu hỏi: “Làm sao anh có thể KHÔNG đầu tư cho đội ngũ nhân viên của mình?” Một loạt các nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ rất rõ ràng giữa việc đầu tư vào giáo dục với thành công lâu dài.

Xem thêm: Tại sao đào tạo phải là "quốc sách của doanh nghiệp"?

MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC HỌC VÀ THÀNH CÔNG

Tầm quan trọng của việc đầu tư vào tri thức cũng được đề cập vào quy tắc giới kinh doanh. Mô hình đầu tư vào nhân viên được xem là một đòi hỏi nếu muốn mang lại những kết quả đột phá, và đây là chìa khóa thành công cho môi trường hiện đại. Đồng thời trong một bài báo có tầm ảnh hưởng, do Harvard Business Review xuất bản với tựa “Building a Learning Organization” giáo sư David Garvin có nói rõ: “Việc cải tiến liên tục đòi hỏi phải có tinh thần cam kết với việc học”.

Lợi ích của việc đào tạo liên quan trực tiếp đến công việc đôi khi dễ dàng nhìn thấy và đánh giá. Tôi vừa tham dự một hội thảo kiểm soát quy trình thống kê, và những ai tham dự phải làm một bài tập chứng minh giá trị của một phương trình đào tạo nội bộ đơn giản nhất. Chỉ sau thời gian đào tạo ngắn giúp giảm đi biên độ khác biệt kết quả trong bài thực hành này hơn 80%. Trong ví dụ này, việc đào tạo người trực tổng đài trong quy trình có thể giúp nâng cao hiệu quả, cắt giảm hao phí và công việc lặp lại cũng như cải thiện chất lượng quy trình.

VĂN HOÁ HỌC HỎI MANG LẠI LỢI TỨC

Với ý nghĩa lớn lao hơn đào tạo không chỉ lúc nào cũng bó trong các kỹ năng công việc. Trong một tổ chức mang tính học hỏi đúng nghĩa, tất cả các cách học đều có giá trị, trong một số bài báo mới đây chúng tôi đã tổng kết vì sao việc sẵn sàng thay đổi lại quan trọng như vậy và nhà lãnh đạo có óc cách tân thì có ý nghĩa ra sao với một tổ chức. Khái niệm về sự học và kiến thức luôn song hành với nhau với những ý niệm quan trong này.

Các tổ chức xem trọng tri thức và việc học thường linh hoạt, dễ thích nghi hơn và các thành viên trong tổ chức sẵn sàng thay đổi. Chẳng hạn trong một tổ chức mang tính học hỏi, nhân viên sẽ tiếp cận dễ dàng hơn. Nó cũng tạo điều kiện cho các cộng tác viên bước ra khỏi tổ chức để học hỏi và chia sẻ với mọi người từ nhiều loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau. Đôi khi những cải tiến tốt nhất không thực sự mới, nhưng những kỹ thuật lại được áp dụng theo những cách hoàn toàn mới. Một công nhân dây chuyền có thể học được một vài thứ hữu ích từ lớp học tài chính cá nhân và một kế toán viên có thể nghĩ ra một quy trình kế toán cải tiến từ một ý tưởng nhen nhóm tại lớp học nấu ăn.

Thêm vào đó, nhiều công ty nhận thấy việc đầu tư vào giáo dục cho nhân viên sẽ đem lại lợi tức cho nhiều lĩnh vực như sự duy trì, mới đây giám đốc một công ty kiểm toán đang lên đã nói rằng: “Thật khó để có được các cộng sự giỏi, nhưng nếu họ cảm nhận được rằng bạn sẵn sàng đầu tư vào họ, họ sẽ ít bỏ bạn mà đi hơn.”  

Xem thêm: Bí quyết đào tạo để khuyến khích nhân viên phát triển

VIỆC HỌC NÊN ĐƯỢC ĐƯA VÀO CHIẾN LƯỢC CHUNG CỦA TỔ CHỨC

Đối với một tổ chức mang tính học hỏi thực sự, giáo dục và đào tạo không thể là việc để từ từ rồi làm. Như mô hình BSC đã mô tả, xem trọng việc học và giáo dục phải được thể hiện ngay ở góc độ tầm nhìn và chiến lược, triển khai thành mục tiêu, ngân sách, lịch trình sao cho giám đốc, giám sát không cảm thấy đào tạo đẩy một ai đó khỏi công việc của họ, khái niệm việc học là một phần của công việc cần được phổ biến.

Bạn đang làm gì để xây dựng một tổ chức mang tinh thần học hỏi? Bạn có bày tỏ thái độ tiêu cực khi công ty sử dụng ngân sách, thời gian vào đào tạo? Cấp dưới của bạn có thái độ tiêu cực với những điều mới mẻ khác biệt không trong môi trường cạnh tranh , các nhân viên thụ động và khó thích nghi có phải nguồn lực bạn cần để đi tới thành công?

Một khi bạn nhận ra lý do bạn cần khuyến khích việc học trong tổ chức của mình. Câu hỏi tiếp theo là lớp học, hội thảo hay chương trình đào tạo nào đem lại lợi ích cho công ty và đội ngũ nhân viên. Chúng ta sẽ thảo luận việc này ở bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Nguồn: Business Manual

Chuyển ngữ và biên tập bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

 

 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082