Làm sao để nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cấp trung?

Hiện nay, khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) đang ngày càng lớn mạnh về quy mô, mở rộng về ngành nghề lĩnh vực, nhu cầu nhân sự, đặc biệt là nhân sự quản lý cấp trung (QLCT) sẽ ngày càng gia tăng. Thực tế này đòi hỏi các DN phải đi từ chiến lược săn và tuyển (hunting), sang chiến lược xây dựng (building) trong quản trị nhân sự để phát triển bền vững, trong đó có việc nâng cao năng lực cán bộ QLCT. Vậy đâu là những giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực nhân sự một cách nhanh chóng và hiệu quả?

Xem thêm: Tăng hiệu quả làm việc của tổ chức với "đội ngũ siêu sao"

1. Thứ nhất, thực hiện các hoạt động đào tạo bên ngoài DN

Hiện nay, thị trường đào tạo VN đang phát triển nhanh với sự xuất hiện của nhiều đơn vị đào tạo có uy tín như: các trường đại học, các viện chuyên ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh, các trung tâm đào tạo lớn,...

Đối với nhân sự QLCT, DN cần chú trọng tới tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hướng tới cải thiện kĩ năng, đặc biệt là các kĩ năng mềm. Bên cạnh đó, DN cần tổ chức, đặt hàng những khóa đào tạo cả về tâm thế và ý thức học tập, rèn luyện cho cán bộ cấp trung. Chi phí để thực hiện cho giải pháp này không nhỏ nhưng sẽ mang lại hiệu quả quan trọng trong việc cải thiện năng lực cấp trung trong DN.

Tuy nhiên, để các khóa đào tạo đạt chất lượng tốt và phù hợp với thực tế DN và thực tiễn sản xuất - kinh doanh, quản lý nhân sự trong DN, kết hợp với các cơ sở đào tạo cẩn phải xây dựng kế hoạch đào tạo, dựa vào các câu hỏi 5+1 W và 1+1H, trong đó:

  • What: Cần đào tạo những năng lực gì?  Dựa vào kết quả khảo sát đánh giá năng lực các cán bộ QLCT theo khung năng lực (KNL) đã được xây dựng để nhận định các năng lực cần đào tạo, bồi dưỡng thêm.
  • Why: Tại sao phải đào tạo? Đưa ra mục đích đào tạo.
  • How: Đào tạo như thế nào?
  • When: Đào tạo khi nào? Lựa chọn thời gian bắt đầu và kết thúc đào tạo.
  • Where: Đào tạo ở đâu? Có hai hình thức lựa chọn là cử cán bộ đi học bên ngoài hoặc đưa giảng viên về DN để đào tạo.
  • Who: Đào tạo cho ai? Lên danh sách các cán bộ cấp trung cần được đào tạo.
  • Who: Ai sẽ tiến hành đứng lớp đào tạo? Lựa chọn giảng viên, chuyên gia đào tạo và các cơ sở, trung tâm đào tạo uy tín, chất lượng và phù hợp. Đây là khâu hết sức quan trọng để lựa chọn chương trình đào tạo phù hợp, có tính "may đo" cụ thể (customization) với yêu cầu của DN. Trách nhiệm trả lời câu hỏi How sẽ từ hai phía là cơ sở đào tạo và DN. DN cần cung câp thông tin đầy đủ, chính xác và đưa ra các mục đích, yêu cầu đào tạo xác thực nhất. Cơ sở đào tạo cần có sự khảo sát nghiêm túc nhu cầu đào tạo của DN, mức độ năng lực hiện tại của học viên là các cán bộ QLCT, để từ đó xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, hiệu quả.
  • How much: Chi phí đào tạo ra sao? Vấn đề chi phí cũng hết sức quan trọng đối với DN để cân đối nguồn lực, tính khả thi và sự hiệu quả của các khóa đào tạo được lựa chọn.

Xem thêm: Xây dựng tổ chức - Trọng trách hàng đầu của nhà lãnh đạo

2. Thứ hai, thực hiện các hình thức đào tạo bên trong DN (đào tạo nội bộ)

Ngoài các hình thức đào tạo bên ngoài DN, nhân sự QLCT có thể được đào tạo từ bên trong DN thông qua các khóa đào tạo do chính các chuyên gia nội bộ đứng lớp. Các chương trình đào tạo bao gồm đào tạo lại, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao, chuyên sâu về năng lực.

Trên thực tế, DNNQD thường chú trọng vào việc đào tạo bên ngoài và thuê các chuyên gia từ nơi khác đến giảng dạy mà hay bỏ qua nguồn chuyên gia chất lượng cao ngay trong chính các DN. Trước hết, đó là lãnh đạo cấp cao của DN, những người vốn có các năng lực vượt trội, có sức ảnh hưởng, lan tỏa và có thể truyền tải kiến thức nhanh chóng tới cấp dưới. Ngoài ra, mỗi một cán bộ cấp trung, chuyên gia trong DN đều có những năng lực sở trường nhất định và việc họ tham gia chia sẻ, đào tạo cho nhau là một hình thức mới mẻ và hiệu quả.

Tận dụng các chuyên gia bên trong DN có rất nhiều lợi ích. Một là bản thân các giảng viên nội bộ thường am hiểu DN và biết rõ đâu là những năng lực thiếu hụt của nhân viên, đồng nghiệp, thông qua sự va chạm, tương tác trong công việc hàng ngày. Hai là việc tổ chức các lớp học sẽ được chủ động, gọn nhẹ, giảm thiểu chi phí. Ba là bản thân các giảng viên nội bộ được đứng lớp, đặc biệt là các QLCT, sẽ cảm thấy được khuyến khích, tôn vinh và thêm động lực trong công tác giảng dạy và công việc thường ngày. Bốn là chính các giảng viên sẽ cần phải hoàn thiện bản thân để được đứng lớp, và các QLCT khác sẽ có động lực hoan thiện năng lực để không “thua chị kém em”, “thua bạn kém bè”.

3. Thứ ba, thực hiện việc giao việc, ủy quyền, huấn luyện, kèm cặp, hướng dẫn trực tiếp trong công việc

Đây là hình thức đào tạo truyền thống nhưng lại rất hiệu quả với nhân sự QLCT trong DNNQD VN. Với sự quan tâm huấn luyện, kèm cặp (coaching) từ lãnh đạo DN, QLCT có thể nhanh chóng cải thiện được năng lực thông qua việc được giao việc, ủy quyền và ủy thác trách nhiệm. Họ được trực tiếp triển khai công việc, được đề xuất ý kiến lên cấp trên, được chủ động đặt câu hỏi và có sự giải đáp nhanh chóng, được cọ xát thực tế để tích lũy kinh nghiệm và đáp ứng tốt yêu cầu công việc một cách ứng dụng, dài hạn. Với các năng lực quản lý, điều hành và quản trị bản thân thì việc quan sát, nghe và tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với lãnh đạo DN cũng sẽ giúp nâng cao năng lực của các cán bộ cấp trung một cách tự nhiêm và thấm nhuần. Đây cũng chính là phương pháp đào tạo, huấn luyện thông qua hình thức lãnh đạo làm gương.

Xem thêm: Giải mã quy trình kiểm soát cho các nhà quản lý

4. Thứ tư, thực hiện việc nhân sự cấp trung tự học tập, bồi dưỡng

Hơn ai hết, tự bản thân các nhân sự quản lý cấp trung DNNQD cần nhận thức vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cá nhân, do đó họ cần chú trọng vào việc tự học tập, bồi dưỡng. Một nhà quản trị giỏi ngoài tố chất sẵn có thì cần được rèn luyện qua công việc và cần phải thường xuyên cập nhật thông tin để nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng để có thể đáp ứng yêu cầu công việc trong bối cảnh mới. Thực tế  do sự hạn chế về thời gian và nguồn lực, các khóa đào tạo sẽ không thể tổ chức một cách thường xuyên, liên tục cho dù là với nguồn giảng viên nội bộ. Việc huấn luyện, kèm cặp từ phía lãnh đạo cấp cao cũng chỉ có tính thời kỳ. Nhưng việc cán bộ cấp trung tự học tập kiến thức, đọc thêm sách chuyên ngành, rèn luyện kĩ năng của bản thân và nâng cao ý thức, thái độ cá nhân thì có thể thực hiện hàng ngày và nhìn thấy được kết quả cải thiện rõ rệt trong công việc. Hơn nữa, việc tự học tập, bồi dưỡng của QLCT chính là tấm gương tốt cho các cấp cơ sở và nhân viên phía dưới trong việc nâng cao ý thức tự hoàn thiện năng lực bản thân, cũng như tăng thêm sự nể phục và tin tưởng cấp trên của nhóm nhân viên này. Ở góc độ là quản lý cấp cao thì ý thức học tập của QLCT cũng chính là một tiêu chuẩn đánh giá năng lực và đánh giá tiềm năng cán bộ, để lãnh đạo DN có thể đưa ra các quyết sách dùng người.

Tham khảo ngay Bộ chương trình chuẩn phát triển Năng lực đội ngũ

Tham khảo khóa đào tạo “Hệ thống BSC - KPIs: Từ chiến lược đến quản trị hiệu quả công việc"

Theo bà Đỗ Vũ Phương Anh

Trích trong “Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam 2016”

Tổng hợp và biên soạn bởi Học viện Quản trị HRD Academy

Bạn đang lãnh đạo một Doanh nghiệp phát triển? Bạn đang là Giám đốc Nhân sự? Bạn là người phụ trách công tác Đào tạo & Phát triển? Bạn cần một đối tác để phát triển năng lực tổ chức, năng lực đội ngũ? Bộ Chương trình huấn luyện đặc biệt được thiết kế dành riêng cho Doanh nghiệp của Bạn. Được thiết kế bởi các chuyên gia giữ vị trí Quản lý điều hành tại các Tập đoàn hàng đầu và Giảng viên quản trị công ty, Bộ chương trình chứa đựng các bài học kinh nghiệm thực tiễn và chuẩn mực quản trị hiện đại. Xem chi tiết tại ĐÂY 

 

Hotline: Miền Bắc: 097 345 2082; Miền Nam: 036 423 6082